Dịch vụ chứng nhận hợp quy thiết bị vô tuyến, viễn thông, thiết bị phát Wifi, công nghệ thông tin

Dịch vụ chuyên nghiệp chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thiết bị thu phát sóng vô tuyến, viễn thông, thiết bị phát WiFi, công nghệ thông tin, điện thoại di động, máy tính, định vị gps và giám sát hành trình...

EXTENDMAX - Các thiết bị vô tuyến, viễn thông, công nghệ thông tin nhập khẩu vào Việt Nam hoặc sản xuất để bán tại thị trường Việt Nam được liệt kê tại Phụ lục I của Thông tư quy định danh mục hàng hoá nhóm 2 của Bộ Thông tin và Truyền thông - hiện hành là Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT (hoặc Thông tư của Bộ TT & TT mà sẽ thay thế Thông tư 02/2024/TT-TTTT trong tương lai) đều bắt buộc phải thực hiện thủ tục nhập khẩu gồm có đăng ký kiểm tra chuyên nghành, thử nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xin cấp giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo các quy định để đảm bảo việc sử dụng không gây mất an toàn và ảnh hưởng, gây can nhiễu đến các thiết bị khác. Các thiết bị điển hình phải trải qua các bước đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy bao gồm điện thoại di động mobile phone, TiVi, máy tính xách tay laptop, máy tính bảng tablet, thiết bị định tuyến wireless router, máy bộ đàm, thiết bị đầu cuối di động mặt đất, các thiết bị phát WiFi... Chúng ta cùng tìm hiểu về thủ tục chứng nhận hợp quy và dịch vụ của ExtendMax qua bài viết dưới đây.

dich-vu-chung-nhan-hop-quy-ict

 

Danh mục thiết bị phải hợp quy

- Điện thoại di động, bao gồm cả điện thoại di động feature phone và smart phone 2G, 3G, 4G LTE, 5G, WLAN, NFC.

- Thiết bị phát WiFi mạng WLAN như bộ truy cập mạng (Access Point), bộ định tuyến router, máy tính xách tay, máy tính bảng...

- Máy bộ đàm, điện thoại không dây kéo dài (điện thoại mẹ bồng con), điện thoại không dây DECT

- Thiết bị đầu cuối 2G, 3G, 4G LTE, 5G NR, máy kiểm kho có chức năng đọc thẻ RFID, RFID reader.

- Smart TiVi, thiết bị phát lặp Wifi, máy dịch thuật có thu phát sóng vô tuyến.

- Các cảm biến kết nối không dây, điều khiển từ xa, radar cự ly ngắn, chìa khoá smart key.

- Thiết bị thu phát sóng sử dụng trong hệ thống nhà thông minh (cảm biến, gateway trung tâm, remote...)

- Thiết bị âm thanh không dây (micro không dây, bộ phát không dây dùng cho sự kiện, phòng họp).

- Flycam, drones, viba, trạm gốc và repeater dùng trong mạng viễn thông di động cùng một số thiết bị vô tuyến khác.

Trên cơ sở giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp mới có thể làm thủ tục công bố hợp quy và dán tem ICT để bán sản phẩm ra thị trường.

Chi tiết danh mục: Danh sách hàng hóa phải hợp quy của Bộ TT&TT (Thông tư 02/2024/TT-BTTTT)

Trần Thanh Phương - Chuyên gia đầu ngành về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Trần Thanh Phương - Chuyên gia đầu ngành về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa

 

Phương thức chứng nhận hợp quy

Các phương thức chứng nhận hợp quy áp dụng tại các Tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc Cục Viễn thông gồm các phương thức chứng nhận quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020. Cụ thể gồm:

Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình

Áp dụng để thực hiện cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương). Giấy chứng nhận hợp quy cấp theo phương thức 1 có hiệu lực 3 năm. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy cấp theo phương thức 1, doanh nghiệp có thể nhập khẩu không giới hạn về số lượng lô hàng có sản phẩm đã được chứng nhận.

Tài liệu chứng nhận hợp quy theo phương thức 1

Để được cấp giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu dưới đây

(1) Mẫu thử nghiệm phù hợp

(2) Bản thông số kỹ thuật của sản phẩm (datasheet)

(3) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy (ISO 9001 hoặc tương đương)

(4) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(5) Mẫu đơn đề nghị chứng nhận hợp quy

Quy trình thực hiện theo phương thức 1

(1) Doanh nghiệp tự lấy mẫu điển hình để thử nghiệm sản phẩm

(2) Nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy tới tổ chức chứng nhận hợp quy

(3) Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả thử nghiệm và các hồ sơ liên quan

(4) Thanh toán phí và nhận kết quả chứng nhận hợp quy có hiệu lực 3 năm

Ngân Đỗ (Angelina) - Chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệp về chứng nhận hợp quy ICT

Ngân Đỗ (Angelina) - Chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệp về chứng nhận hợp quy ICT

Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất

Áp dụng để thực hiện cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương) nhưng có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng để đánh giá. Giấy chứng nhận hợp quy cấp theo phương thức 5 có hiệu lực 3 năm, trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận hợp quy cấp theo phương thức 5, doanh nghiệp có thể sản xuất, nhập khẩu không giới hạn về số lượng lô hàng có sản phẩm đã được chứng nhận. Tuy nhiên doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về giám sát định kỳ, đánh giá lại hàng năm. Nếu thủ tục đánh giá lại có kết quả không phù hợp thì hiệu lực giấy chứng nhận hợp quy sẽ bị hủy bỏ, giấy chứng nhận hợp quy bị thu hồi.

Tài liệu để chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Để được cấp giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5, doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy, hoặc dây chuyền sản xuất bao gồm:

(1) Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

(2) Chính sách chất lượng

(3) Kế hoạch, mục tiêu chất lượng

(4) Báo cáo đánh giá giám sát định kỳ

(5) Báo cáo đánh giá về hệ thống chất lượng

(6) Quy trình sản xuất lắp ráp sản phẩm

(7) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(8) Mẫu đơn đề nghị chứng nhận hợp quy

Và một số tài liệu khác

Quy trình thực hiện theo phương thức 5

(1) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị CNHQ cùng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

(2) Tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp để đánh giá quy trình và lấy mẫu để thử nghiệm, niêm phong mẫu

(3) Doanh nghiệp mang mẫu đã niêm phong đi thử nghiệm ở Phòng thử nghiệm được chỉ định (tự lựa chọn phòng thử nghiệm)

(4) Nộp kết quả thử nghiệm sản phẩm mẫu (mẫu niêm phong cho tổ chức chứng nhận)

(5) Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả thử nghiệm và các hồ sơ liên quan

(6) Thanh toán phí và nhận kết quả chứng nhận hợp quy hiệu lực 3 năm

(7) Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá lại quy trình sản xuất hàng năm để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận

Dương Trịnh (Sunny) - Chuyên gia về chứng nhận hợp quy, chuyên hỗ trợ hãng Lenovo

Dương Trịnh (Sunny) - Chuyên gia về chứng nhận hợp quy, nhà tư vấn chính cho các hãng sản xuất nước ngoài

Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Áp dụng để thực hiện cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa không áp dụng được theo phương thức 1 hoặc phương thức 5. Giấy chứng nhận hợp quy cấp theo phương thức 7 chỉ có hiệu lực cho 1 lô hàng với chứng từ lô hàng cụ thể (vận đơn AWB, hóa đơn Invoice, hợp đồng mua hàng commercial contract hoặc đơn đặt hàng purchase order). Sau này khi nhập lô hàng khác, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục chứng nhận hợp quy lại từ đầu, giống như chứng nhận hợp quy cho sản phẩm mới.

Tài liệu cần thiết để chứng nhận hợp quy theo phương thức 7

(1) Chứng từ lô hàng (vận đơn AWB, hóa đơn Invoice, PO hoặc hợp đồng mua hàng)

(2) Bản thông số kỹ thuật sản phẩm (datasheet, specifications)

(3) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

(4) Mẫu đơn đề nghị chứng nhận hợp quy

Quy trình thực hiện theo phương thức 7 (hợp quy theo lô)

(1) Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị CNHQ cùng hồ sơ lô hàng (hồ sơ lô hàng nhập khẩu gồm invoice, waybill, PO, tờ khải hải quan, hoặc hồ sơ lô hàng sản xuất trong nước)

(2) Tổ chức chứng nhận đến doanh nghiệp để lấy mẫu để thử nghiệm, niêm phong mẫu

(3) Doanh nghiệp mang mẫu đã niêm phong đi thử nghiệm ở Phòng thử nghiệm được chỉ định (tự lựa chọn phòng thử nghiệm)

(4) Nộp kết quả thử nghiệm sản phẩm mẫu (mẫu niêm phong cho tổ chức chứng nhận)

(5) Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả thử nghiệm và các hồ sơ liên quan

(6) Thanh toán phí và nhận kết quả chứng nhận hợp quy cho lô hàng, chỉ có hiệu lực đối với lô hàng

Tìm hiểu về toàn bộ 8 phương thức chứng nhận hợp quy

 

Phòng thử nghiệm phục vụ CNHQ

Căn cứ theo quy định hiện hành tại Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT, chỉ có kết quả thử nghiệm của các phòng thử nghiệm sau đây được chấp nhận phục vụ cho việc chứng nhận hợp quy thiết bị công nghệ thông tin:

Phòng thử nghiệm được Bộ TT&TT chỉ định

Là các phòng thử nghiệm trong nước, được Bộ TT&TT chỉ định thử nghiệm các quy chuẩn của Bộ TT&TT bao gồm Trung tâm kỹ thuật Cục Tần số Vô tuyến điện (Vilas 060), Trung tâm kỹ thuật 3 (Quatest 3)...

Phòng thử nghiệm được thửa nhận theo MRA

Là các phòng thử nghiệm nước ngoài có địa chỉ tại 4 nước có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam (MRA) bao gồm Mỹ, Singapore, Canada, Hàn Quốc.

Danh sách phòng thử nghiệm MRA: https://mic.gov.vn/danh-sach-cac-phong-thu-nghiem-duoc-thua-nhan-theo-cac-thoa-thuan-thua-nhan-lan-nhau-mra-19724040913424254.htm 

 

Bộ hồ sơ chứng nhận hợp quy

- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận

- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (chỉ nộp khi chứng nhận lần đầu hoặc khi các giấy tờ có sự thay đổi):

+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;

+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.

- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

- Kết quả đo kiểm, thử nghiệm sản phẩm (áp dụng đối với phương thức chứng nhận 1, 5, 7);

- Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);

- Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).

- Một số tài liệu khác, theo yêu cầu của từng tổ chức chứng nhận áp dụng riêng lẻ với trường hợp cụ thể

Hiền Lê (Glenda) - Chuyên gia về chứng nhận hợp quy, chuyên tư vấn chính cho các hãng sản xuất nước ngoài

Hiền Lê (Glenda) - Chuyên gia về chứng nhận hợp quy, nhà tư vấn chính cho các hãng sản xuất nước ngoài

Quy trình đánh giá sự phù hợp

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;

Bước 2: Thỏa thuận chi phí chứng nhận hợp quy;

Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (phương thức 1);

Bước 4: Đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với phương thức 5);

Bước 5: Xem xét sự đồng nhất của lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (phương thức 7);

Bước 6: Lấy mẫu (áp dụng đối với phương thức 5 và 7);

Bước 7: Đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm;

Bước 8: Trả kết quả xử lý (giấy chứng nhận hợp quy hoặc kết quả khác).

 

Các tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định

Hiện tại chỉ mới có 1 Tổ chức chứng nhận được Bộ TT&TT chỉ định là Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông trực thuộc Cục Viễn thông. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tới 1 trong các địa chỉ dưới đây (các đơn vị này có thể có yêu cầu về tài liệu và thời gian xử lý hồ sơ khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn địa chỉ phù hợp theo nhu cầu):

Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Hà Nội

Tầng 8, Tòa nhà VNTA, đường Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (cùng trụ sở với Cục Viễn thông)

Chi nhánh Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (HCM)

Số 60, đường Tân Canh, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (Đà Nẵng)

Số 42, đường Trần Quốc Toản, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng

 

Thủ tục sau khi có giấy chứng nhận hợp quy

Công bố hợp quy đối với hàng hóa nhập khẩu

Kể từ ngày 01/06/2018, Bộ Thông tin và Truyền thông đã hủy bỏ thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu thiết bị thu phát sóng vô tuyến, thay vào đó là thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Trên cơ sở Giấy chứng nhận hợp quy được Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông cấp và kết quả thử nghiệm tương thích điện từ EMC, Doanh nghiệp nhập khẩu chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm hồ sơ nhập khẩu (Invoice, Airway Bill, P/O hoặc Commercial contract), hồ sơ tự đánh giá sự phù hợp để nộp tại một trong ba Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông.

Công bố hợp quy cho hàng hóa sản xuất trong nước

Trên cơ sở Giấy chứng nhận hợp quy được Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông cấp, Doanh nghiệp sẽ cần nộp hồ sơ công bố hợp quy tai Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Viễn Thông sẽ ban hành "Thông báo tiếp nhận bản Công bố hợp quy" và đưa thông tin về sản phẩm lên trang web của Cục Viễn Thông.

Xin cấp mã số hợp quy ICT và đăng ký dấu hợp quy ICT

Đối với cả hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước doanh nghiệp đều phải dán tem hợp quy ICT (dấu hợp quy ICT) lên sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường.

Khi nhập khẩu / chứng nhận hợp quy lần đầu hoặc khi muốn thay đổi mẫu dấu hợp quy hiện hành, doanh nghiệp làm thủ tục xin cấp mã hợp quy (CODE hợp quy) và đăng ký dấu hợp quy ICT (tem hợp quy ICT) với Cục Viễn thông. Đối với hàng hóa nhập khẩu, dấu hợp quy được đăng ký cùng với hồ sơ đánh giá sự phù hợp. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, dấu hợp quy được đăng ký khi nộp hồ sơ Công bố hợp quy.

Một số lưu ý quan trọng khác khi nhập khẩu hàng hoá

Bộ Thông tin và Truyền thông có thể thay đổi, cập nhật quy chuẩn mới tùy theo từng thời kỳ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc ghé thăm trang web thường xuyên để được cập nhật các thông tin mới nhất

Một số loại thiết bị thu phát sóng vô tuyến có chức năng mã hoá để bảo mật sẽ thuộc nhóm sản phẩm mật mã dân sự (MMDS) và cần giấy phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự

→​ Một số loại thiết bị thiết bị thu phát sóng có tích hợp chức năng giám sát hệ thống, chống tấn công, chống xâm nhập sẽ thuộc nhóm sản phẩm an toàn thông tin mạng (ATTTM), cần giấy phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng

Dịch vụ chứng nhận hợp quy

Dịch vụ hợp quy của Extendmax có gì đặc biệt?

Bằng vào kinh nghiệm nhiều năm của các luật sư/kỹ sư và các thông tin mới nhất về các quy định hiện hành, ExtendMax sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ thực hiện các thủ tục giúp quý khách:

→ Tư vấn các thủ tục pháp lý cần thiết bao gồm nhưng không giới hạn thủ tục Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy để sản phẩm được lưu hành ra thị trường một cách tuân thủ và hợp pháp

→ Trong trường hợp sản phẩm không thuộc diện bắt buộc phải chứng nhận, ExtendMax hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ xin văn bản xác nhận sản phẩm không phải chứng nhận hợp quy

Xác định đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cần thiết áp dụng cho thiết bị qua đó tránh được sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí

→ Dịch vụ thử nghiệm sản phẩm mẫu điển hình tại phòng thử nghiệm của ExtendMax (phòng thử nghiệm VNCA) hoặc tại các phòng thử nghiệm được Bộ TT&TT chỉ định.

Rút ngắn thời gian đo kiểm, thay mặt doanh nghiệp hỗ trợ Phòng thử nghiệm set-up mẫu thử nghiệm. Chủ động phối hợp cùng Phòng thử nghiệm xử lý các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, các mẫu tài liệu đề nghị chứng nhận hợp quy theo đúng quy định của các tổ chức chứng nhận

Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật theo đúng các quy định của Bộ TT&TT và tổ chức chứng nhận về công suất phát, dải tần hoạt động, phát xạ giả...

Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ của các tổ chức chứng nhận, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của các Trung tâm chứng nhận nếu có.

Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận hợp quy theo đúng thời hạn xử lý của các tổ chức chứng nhận.

Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và thay mặt doanh nghiệp nộp và hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.

→ Trong trường hợp doanh nghiệp có vướng mắc hoặc không có đủ điều kiện cần thiết để trực tiếp nhập khẩu, ExtendMax có thể cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác chuyên nghành công nghệ thông tin

 

Hướng dẫn chứng nhận hợp quy cho sản phẩm thông dụng

Tìm hiểu thêm về thủ tục nhập khẩu thiết bị phát WiFi, thiết bị phát sóng vô tuyến khác:

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu và hợp quy điện thoại di động

Các bước kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu máy tính xách tay

Chi tiết thủ tục nhập khẩu và chứng nhận máy tính bảng tablet

Hướng dẫn nhập khẩu, hợp quy, dán nhãn năng lượng Smart TiVi

Hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy điện thoại DECT

Toàn cảnh thủ tục nhập khẩu và chứng nhận hợp quy đọc mã vạch

Hướng dẫn toàn bộ thủ tục nhập khẩu bộ định tuyến (Router)

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thiết bị phát WiFi Access Point đầy đủ

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu định vị hợp quy, giám sát hành trình

 

Theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkIn để được cập nhật những thông tin mới nhất!

Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc.

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy của Cục Viễn thông

mẫu giấy chứng nhận hợp quy

Trần Thanh Phương
Trần Thanh Phương

Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là chuyên gia tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Cisco, HPE, Arista, Palo Alto, Lenovo... tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.

Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội