EXTENDMAX - Điện thoại không dây sử dụng công nghệ DECT nhập khẩu hoặc sản xuất để bán cho thị trường Việt Nam phải Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại thông tư quy định danh mục hàng hoá nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (danh mục thiết bị bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy), hiện hành là Thông tư 04/2023/TT-BTTTTT (hoặc phiên bản thay thế Thông tư 04/2023/TT-BTTTT trong tương lai).
Điện thoại không dây sử dụng công nghệ DECT (Digital Enhanced Cordless Telecommunications) thông thường sẽ có 2 khối chức năng
- Khối đế (Còn gọi là máy mẹ hoặc Base Unit) kết nối với mạng điện thoại công cộng qua dây dẫn và kết nối với các máy con qua sóng vô tuyến công nghệ DECT
- Máy con (còn gọi là Hand-held Unit) kết nối với khối đế qua sóng vô tuyến công nghệ DECT và có thể hoạt động như một máy di động trong phạm vi nhỏ
Điện thoại DECT được Bộ Thông tin và Truyền thông phân loại vào nhóm "thiết bị vô tuyến cự ly ngắn"
1. Các văn bản pháp quy, quy định áp dụng đối với DECT phone:
Quy trình và các tài liệu cần thiết để nhập khẩu, Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy cho điện thoại DECT được quy định tại các văn bản sau do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành:
Thông tư 04/2023/TT-BTTTT : Quy định danh mục sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận hợp quy và/hoặc công bố hợp quy (danh mục hàng hóa nhóm 2)
Thông tư 30/2011/TT-BTTTT : Quy định về Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy các sản phẩm Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý (bao gồm các bổ sung và sửa đổi quy định bởi Thông tư 10/2020/TT-BTTTT và Thông tư 15/2018/TT-BTTTT)
Thông tư 08/2021/TT-BTTTT : Quy định danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (cần đối chiếu về dải tần hoạt động và mức công suất phát sóng tối đa được cho phép đối với điện thoại DECT)
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia : Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng sẽ căn cứ theo các công nghệ thu phát sóng vô tuyến điện mà thiết bị tích hợp.
Doanh nghiệp lưu ý không nhập khẩu các điện thoại DECT thuộc danh mục nghiêm cấm sử dụng tại Việt Nam
Cách xác định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho điện thoại DECT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho điện thoại DECT sẽ được xác định căn cứ theo các công nghệ thu phát sóng vô tuyến được áp dụng trên thiết bị. Tùy theo thông số kỹ thuật, các công nghệ và tần số thu phát sóng vô tuyến ứng dụng, một model DECT phone sẽ phải đo kiểm, thử nghiệm theo những Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành liệt kê dưới đây:
Quy chuẩn về phát xạ vô tuyến:
- QCVN 47:2015/BTTTT
Quy chuẩn về tương thích điện từ:
- QCVN 113:2017/BTTTT
Quy chuẩn về an toàn:
- IEC 62368-1:2018 (áp dụng từ 15/07/2023 tới 31/12/2023)
- QCVN 132:2021/BTTTT (áp dụng kể từ 01/01/2024)
Lưu ý quan trọng:
→ Hiện tại chưa có phòng thử nghiệm trong nước cũng như nước ngoài được chỉ định hoặc thừa nhận cho việc thử nghiệm IEC 62368-1:2018 hoặc QCVN 132:2021/BTTTT
→ Kể từ ngày 01-01-2026, DECT phone sẽ phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy theo quy định về hàm lượng hóa chất độc hại
→ Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thay đổi danh mục hàng hóa nhóm 2 theo từng thời kỳ. Bạn có thể tìm kiếm quy định mới nhất trên website của chúng tôi.
→ Tần số hoạt động và công suất phát của DECT phone phải phù hợp với các quy định về danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số (hiện hành là Thông tư 08/2021/TT-BTTTT).
→ DECT phone thuộc diện bắt buộc phải Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy, và dán nhãn hợp quy ICT (loại có mã số quản lý - CODE) trước khi lưu hành ra thị trường
2. Quy trình và thủ tục nhập khẩu, chứng nhận và công bố hợp quy điện thoại không dây DECT:
2.1 Thủ tục áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu:
(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông
(2) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(3) Chứng nhận hợp quy cho điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối
(4) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) cho lô hàng nhập khẩu
(5) Dán tem hợp quy lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường
2.2 Thủ tục áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:
(1) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(2) Chứng nhận hợp quy cho điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối
(3) Công bố hợp quy cho sản phẩm tại Cục Viễn Thông
(4) Dán tem hợp quy lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường
3. Thử nghiệm, đo kiểm theo các quy chuẩn áp dụng đối với điện thoại không dây DECT
Doanh nghiệp tiến hành đo kiểm, thử nghiệm thiết bị tại các Phòng thử nghiệm trong nước được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Viễn Thông thừa nhận kết quả đo kiểm, thử nghiệm. Thông thường, quá trinh thử nghiệm điện thoại sẽ kéo dài 2 - 3 tuần đối với điện thoại DECT.
Hiện tại chưa có phòng thử nghiệm trong nước cũng như nước ngoài được chỉ định hoặc thừa nhận cho việc thử nghiệm IEC 62368-1:2018 hoặc QCVN 132:2021/BTTTT. Do vậy, có khả năng Bộ TT&TT sẽ ban hành văn bản cho phép sử dụng kết quả thử nghiệm của nhà sản xuất hoặc kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước ngoài có chứng chỉ ISO 17025 ban hành
4. Chuẩn bị bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy cho điện thoại không dây DECT
Bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm bao gồm:
- Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
- Hình ảnh thực tế của sản phẩm.
- Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị
- Giấy chứng nhận ISO 9001 của nhà máy sản xuất hoặc bộ hồ sơ nhập khẩu (theo phương thức chứng nhận áp dụng)
- Một số biểu mẫu khác do ExtendMax chuẩn bị
5. Nộp bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận hợp quy
Hiện tại, tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ TT&TT chỉ định là Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (trực thuộc Cục Viễn thông), doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy tại một trong các địa chỉ sau đây:
→ Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Hà Nội
→ Chi nhánh Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Đà Nẵng
→ Chi nhánh Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại TP. HCM
Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông sẽ xem xét, đánh giá bộ hồ sơ Chứng nhận của Doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận hợp quy nếu bộ hồ sơ đầy đủ và phù hợp với các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn Thông
Quá trình xử lý, đánh giá, cấp Giấy Chứng nhận hợp quy thông thường mất 2 tuần.
6. Công bố hợp quy, tự đánh giá sự phù hợp cho điện thoại không dây DECT
Căn cứ trên Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, Doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông - Bộ Thông tin và Truyền thông.
6.1 Thủ tục Công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu:
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) cho lô hàng nhập khẩu, bao gồm:
(1) Biểu mẫu đánh giá sự phù hợp theo Nghị Định 74/2018/NĐ-CP
(2) Bản sao giấy đăng ký kiểm tra chất lượng của lô hàng
(3) Mẫu dấu ICT đối với doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu hoặc có sự thay đổi về mẫu dấu
(4) Tài liệu thông số kỹ thuật của sản phẩm (datasheet, specifications)
(5) Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm (đối với sản phẩm có chức năng thu phát sóng)
Đối với sản phẩm nhập khẩu, thủ tục công bố hợp quy được hoàn tất ngay sau khi Cục Viễn thông tiếp nhận bộ hồ sơ liệt kê như trên.
6.2 Thủ tục Công bố hợp quy đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ Công bố hợp quy cho sản phẩm theo quy định, bao gồm:
(1) Biểu mẫu Công bố hợp quy theo Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT
(2) Biểu mẫu đánh giá sự phù hợp theo Nghị Định 74/2018/NĐ-CP
(3) Mẫu dấu ICT đối với doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu hoặc có sự thay đổi về mẫu dấu
(4) Tài liệu thông số kỹ thuật của sản phẩm (datasheet, specifications)
(5) Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm (đối với sản phẩm có chức năng thu phát sóng)
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước Cục Viễn thông tiếp nhận bộ hồ sơ, xử lý hồ sơ và ban hành bản "Thông báo tiếp nhận bản Công bố hợp quy" với thời hạn hiệu lực 3 năm cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Công bố hợp quy lần đầu sẽ cần làm thủ tục xin cấp mã CODE ICT và đăng ký mẫu dấu hợp quy ICT (tem hợp quy ICT) với Cục Viễn Thông
Các bước trên là toàn bộ các thủ tục cần thiết để doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm một cách tuân thủ toàn diện các quy định của pháp luật và văn bản dưới luật về thiết bị vô tuyến, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Mẫu giấy chứng nhận hợp quy cấp cho điện thoại không dây DECT
7.1 Giấy chứng nhận hợp quy cho khối đế Base Unit
7.2 Giấy chứng nhận hợp quy cho khối tay cầm