EXTENDMAX – Hoạt động in là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện, do đó các thiết bị ngành in bao gồm một số loại máy in, photo copy, thiết bị gia công sau in được quy định thuộc danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện nhập khẩu theo giấy phép của Bộ TT&TT. Vì vậy, để nhập khẩu máy in và thiết bị ngành in, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các thủ tục xin giấy phép, đăng ký nhập khẩu máy in cho máy in bao bì, máy in inkjet, máy in offset, máy in flexo, máy in ống đồng và các loại máy gia công sau in như máy dập ghim, máy đóng sách, máy cắt giấy (máy dao cắt), máy làm thùng bìa carton.. để đảm bảo việc thông quan hàng hóa thuận lợi. Để có thể hỗ trợ khách hàng thủ tục nhập khẩu máy in nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo không bị sai sót, ExtendMax cung cấp dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in trong thời gian nhất trên thị trường, bao gồm cả khâu hỗ trợ đánh giá các quy định áp dụng.
Thiết bị ngành in, gia công sau in là gì
Thiết bị ngành in là máy móc, công cụ để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in, photocopy bao gồm:
1) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn
2) Các loại máy in và photocopy
3) Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện), bao gồm máy dao cắt (xén giấy), máy gấp giấy, máy đóng sách, máy vào bìa, máy kỹ mã liên hợp, máy làm túi, bao hoặc phong bì, máy làm thùng bìa carton.
Toàn bộ các máy gia công sau in vận hành bằng điện và sử dụng trong môi trường công nghiệp đều thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu, đăng ký nhập khẩu tại Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT)
Máy in và các phân loại thường gặp
Máy in (printer) là một công cụ thiết bị được sử dụng để thể hiện trên các chất liệu khác nhau (thường là vải hoặc giấy) các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn. Máy in có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau theo công nghệ in
Máy in sử dụng trong văn phòng (máy in kỹ thuật số)
Máy in văn phòng thường là loại máy in kỹ thuật số (kết nối được với máy tính) được chia ra thành các loại: máy in laser, máy in kim (dot-matrix printer), máy in phun (inkjet printer)... Các loại máy in này thường các các tính năng như sau
- Sử dụng khổ giấy tiêu chuẩn, thường là từ khổ A3 và nhỏ hơn
- Nhiều loại máy in đa năng có tích hợp chức năng fax hoặc điện báo
- Có tốc độ in hiếm khi vượt 60ppm (page per minute)
Các thủ tục nhập khẩu và giấy phép cần thiết đối với loại máy in này như sau
- Kiểm tra hiệu suất năng lượng (đối với máy in có tốc độ in A4 dưới 60 ppm)
- Xin giấy phép nhập khẩu máy in Bộ TT&TT (đối với máy có khổ in lớn hơn A3 hoặc tốc độ in trên 60 ppm)
- Xin giấy phép mật mã dân sự trong trường hợp có tích hợp chức năng bảo mật fax hoặc điện báo bằng mã hóa
Máy in bao bì, in công nghiệp
Trong ngành sản xuất công nghiệp máy in công nghiệp được phát triển với nhiều công nghệ ứng dụng khác nhau và được phân loại thành các loại máy inh chính như sau
- Máy in offset: là loại máy in các nội dung từ khuôn in lên bề mặt của vật liệu bằng các loại mực một hoặc nhiều màu dưới áp lực tác động lên máy in.
- Máy in kỹ thuật số: làm máy sử phương pháp in ấn dựa trên hình ảnh kỹ thuật số được liên kết trực tiếp đến thiết bị công nghệ (máy tính, máy in phun, laser,…)
- Máy in ống đồng: Sử dụng trục in mạ đồng dày 100 microns để in ấn (còn gọi là in lõm)
- Máy in flexo: Sử dụng công nghệ in flexo, còn gọi là in nổi.
- Máy in lụa: Sử dụng công nghệ in lụa, có bản lưới khuôn in làm bằng tơ lụa hoặc thay thế bản lưới tơ lụa bằng các chất liệu khác như vải, bông hoặc lưới kim loại.
- Máy in nhiệt (thermal printer): Sử dụng công nghệ in nhiệt, thường dùng để in tem nhãn sản phẩm có kích thước nhỏ, khổ giấy phi tiêu chuẩn.
Đặc điểm về các thủ tục nhập khẩu và giấy phép đối với máy in công nghiệp bao gồm:
- Ngoại trừ máy in nhiệt, tất cả các loại máy in công nghiệp nêu trên đều phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ TT&TT
- Không phải kiểm tra hiệu suất, công bố dán nhãn năng lượng
- Do không tích hợp chức năng fax và điện báo nên không phải xin giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự
Các căn cứ pháp lý áp dụng với máy in
Quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 quy định về hoạt động in
Nghị định 25/2018/ND-CP ngày 28/02/2018 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP
Nghị định 72/2022/NĐ-CP ngày 04/10/2022 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và Nghị định số 25/2018/ND-CP
Thông tư 22/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm (Thông tư này sẽ được Bộ TT&TT sửa đổi trong tương lai gần để có nội dung tương ứng với các sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 72/2022/NĐ-CP).
Căn cứ theo các văn bản pháp quy nêu trên, kể từ ngày 01/01/2023 (ngày hiệu lực thi hành của Nghị định số 72/2022/NĐ-CP), các thiết bị ngành in (bao gồm máy in) thuộc các nhóm mã HS 8441, 8442, 8443 sẽ cần phải kiểm tra phạm vi áp dụng thực hiện "thủ tục khai báo nhập khẩu máy in" để thông quan
Quy định của Bộ Quốc Phòng về MMDS
Nghị định 53/2018/NĐ-CP quy định danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Áp dụng đối với các máy in có mã HS code 84433131, 84433139, 84433191, 84433199, 84433241, 84433249, 84433290 và mô tả về tính năng mật mã dân sự "có chức năng bảo mật fax, điện báo".
Các bộ phận và phụ kiện sử dụng cho máy in có chức năng mật mã kết hợp với fax, điện báo với mã HS code 84439990 cũng thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự
Kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
Quyết định 14/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Xin vui lòng xem hướng dẫn về kiểm tra hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng cho máy in qua bài viết chuyên sâu của chúng tôi
Quy định về hàm lượng hóa chất độc hại
Căn cứ theo dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử bắt buộc áp dụng từ 01/01/2026, máy in có mã HS nằm trong danh mục phải chứng nhận hợp quy về hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại. Xin mời xem hướng dẫn chứng nhận hợp quy về hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại qua bài viết riêng của ExtendMax
Danh sách mã HS code thiết bị ngành in
Căn cứ theo Điều 1 của Nghị định số 72/2022/NĐ-CP, các thiết bị ngành in được phân nhóm mã HS code như dưới đây. Phần lớn các thiết bị này thuộc diện phải xin giấy đăng ký nhập khẩu máy in của Bộ TT&TT (Cục Xuất bản)
a) Máy chế bản ghi phim, ghi kẽm, tạo khuôn in trong hoạt động in (thuộc mã HS 84.42);
b) Máy in sử dụng một trong các công nghệ (thuộc mã HS 84.43): Kỹ thuật số, ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa);
c) Máy gia công sau in (hoạt động bằng điện, thuộc mã HS 84.40, mã HS 84.41): Máy dao cắt (xén) giấy (bao gồm cả máy cắt bế định hình); máy gấp sách (gấp giấy); máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ, phay gáy, keo nhiệt); máy vào bìa các loại; máy kỵ mã liên hợp; dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in; máy làm túi, bao hoặc phong bì; máy làm thùng bìa, hộp, hòm, thùng hình ống, hình trống hoặc đồ chứa;
d) Máy photocopy đa màu; máy in có chức năng photocopy đa màu đơn chức năng hoặc đa chức năng (thuộc mã HS 84.43).
Bộ chứng từ nhập khẩu thiết bị in
Bộ chứng từ nhập khẩu máy in và thiết bị gia công sau in bao gồm:
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) hoặc Proforma Invoice, None-commercial invoice
- Bill of lading (vận đơn đường biển) hoặc Air Way Bill (vận đơn hàng không)
- Commercial Contract (hợp đồng mua hàng) hoặc Purchase Order (đơn đặt hàng)
- Certificate of Origin (CO) (Giấy chứng nhận xuất xứ) (nếu có)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Catalogue hoăc tài liệu kỹ thuật của sản phẩm (để xác định chức năng, mã HS, chính sách nhập khẩu áp dụng)
- Giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in (áp dụng đối với máy in thuộc diện phải xin giấy phép của Bộ TT&TT)
- Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự đối với máy in có tính năng bảo mật mật mã dân sự thuộc danh mục phải xin giấy phép
- Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng hoặc giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với máy in văn phòng thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu
Xin giấy khai báo nhập khẩu thiết bị in ở đâu
Xin giấy phép nhập khẩu của Bộ TT&TT
Căn cứ theo Nghị định số 60/2014/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động in và thủ tục nhập khẩu máy in, Cục Xuất bản, In và Phát hành (PPDV) là đơn vị thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép. Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in, khai báo nhập khẩu máy in thông qua 1 trong 2 cổng thông tin điện tử sau:
1) Cổng thông tin một cửa quốc gia: https://vnsw.gov.vn/
2) Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT: https://dichvucong.mic.gov.vn/
Xin giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự
Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (NACIS) là cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, Ban Cơ Yếu Chính phủ là cơ quan ban hành giấy phép. Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xin giấy phép mật mã dân sự qua cổng thông tin điện tử sau:
Cổng dịch vụ công trực tuyến của NACIS: https://dichvucong.nacis.gov.vn/
Đừng lo lắng: Chỉ có một số lượng nhỏ máy in kỹ thuật số, điển hình là loại có hỗ trợ bảo mật đường truyền fax, thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự. Hãy liên hệ ngay với ExtendMax chúng tôi nếu bạn còn băn khoăn hoặc cần trợ giúp để đánh giá máy in có phải xin giấy phép mật mã dân sự hay không
Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in của Bộ TT&TT
Căn cứ theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP:
“Điều 28. Thủ tục khai báo nhập khẩu thiết bị in
1. Hồ sơ khai báo gửi Bộ Thông tin và Truyền thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Hồ sơ khai báo nhập khẩu thiết bị in gồm tờ khai nhập khẩu thiết bị in theo mẫu quy định và tài liệu thể hiện thông số kỹ thuật và công nghệ chế bản, in và gia công sau in của từng loại thiết bị.
3. Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy xác nhận khai báo nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
Do vậy, để thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu máy in, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các thông tin bao gồm:
→ Tên máy in, thiết bị ngành in bằng Tiếng Việt (và tên Tiếng Anh nếu có)
→ Tên hãng sản xuất (thường có trên catalogue hoặc nhãn của máy)
→ Model (kiểu loại máy in) (thường có trên catalogue hoặc nhãn của máy)
→ Số định danh / số máy (thường có trên nhãn của máy)
→ Nước sản xuất (nước xuất xứ - country of origin)
→ Năm sản xuất (thường có trên nhãn của máy)
→ Số lượng (số lượng máy cần nhập khẩu)
→ Chất lượng (máy mới 100% hay máy đã qua sử dụng)
→ Đặc tính kỹ thuật của máy in (thường có trên catalogue)
→ Mục đích nhập khẩu (nhập để tự sử dụng phục vụ sản xuất, hoặc nhập để kinh doanh)
→ Địa chỉ đặt máy lần đầu (địa chỉ đặt máy sau khi nhập khẩu)
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
Bộ hồ sơ và điều kiện để xin cấp giấy phép mật mã dân sự được tại Nghị định 58/2016/NĐ-CP xin mời xem hướng dẫn chi tiết của chúng tôi qua bài viết riêng hướng dẫn xin giấy phép mật mã dân sự
Chi phí xin giấy phép nhập khẩu máy in
Lệ phí xin giấy phép nhập khẩu của Bộ TT&TT
Hiện tại thủ tục xin giấy phép nhập khẩu thiết bị ngành in tại Bộ TT&TT chưa thu lệ phí, các tổ chức cá nhân nhập khẩu máy in được cấp giấy phép mà không mất phí
Lệ phí xin giấy phép cho sản phẩm mật mã dân sự
Căn cứ theo Thông tư 249/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự từ 8.200.000 VNĐ đối với máy in
Dịch vụ xin giấy phép của ExtendMax có gì đặc biệt?
Như đã phân tích ở trên, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu máy in, khai báo nhập khẩu máy in tại Bộ TT&TT đã khá dễ dàng và rất thuận tiện. Thông thường các công ty chuyên nhập khẩu máy in có thể tự thực hiện thủ tục một cách dễ dàng mà không cần phải thuê dịch vụ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với các công ty nhập khẩu không chuyên, hoặc khi không xác định được loại máy in có phải xin giấy phép hay không, khách hàng có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in của ExtendMax. Chúng tôi hỗ trợ các dịch vụ đặc biệt sau đây:
→ Giúp xác định máy in bạn cần nhập khẩu có thuộc diện phải xin giấy phép hay không
→ Hỗ trợ quý khách tìm hiểu tài liệu kỹ thuật để tìm đúng các thông số khai báo
→ Chúng tôi hỗ trợ xin nhanh giấy phép nhập khẩu máy in trong thời gian 2-3 ngày
→ ExtendMax hỗ trợ bạn lập biểu mẫu khai báo đúng chuẩn, nộp hồ sơ suôn sẻ
→ Giấy phép nhập khẩu máy in trả ở Hà Nội, chúng tôi hỗ trợ khách hàng lấy nhanh giấy phép và chuyển phát tới nơi nhận nhanh nhất
→ Đánh giá đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, xác định giúp doanh nghiệp các máy in nhập khẩu có thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự hay không
→ Trong trường hợp máy in nhập khẩu được đánh giá không phải là sản phẩm mật mã dân sự, ExtendMax tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xin văn bản xác nhận máy in không phải là sản phẩm mật mã dân sự do Cục Quản lý mật mã dân sự và kiểm định sản phẩm mật mã (NACIS) ban hành để đảm bảo thông quan thuận lợi và nhanh chóng
Trong trường hợp quý khách hàng cần dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu máy in, khai báo nhập khẩu máy in từ một công ty uy tín hàng đầu Việt Nam, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Thông tin liên hệ để được tư vấn
CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM
Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066
Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn
Hotline chuyên gia tư vấn giấy phép Mật mã dân sự: 0915 836 555
Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Phòng thử nghiệm: Biệt thự BT02-21 KĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam
Xem thêm: Chứng nhận hợp quy cho máy in có thu phát sóng
Theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkedIn để được cập nhật những thông tin mới nhất
Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc
↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓