Dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác chuyên ngành công nghệ thông tin

Dịch vụ ủy thác nhập khẩu được Cisco, LEGO, Palo Alto, Arista... tín nhiệm. Có nhiều kinh nghiệm nhập khẩu lô hàng lớn, thủ tục phức tạp.

EXTENDMAX Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực hợp quy và xin cấp phép cho các sản phẩm công nghệ thông tin, ExtendMax cung cấp các lợi ích đặc biệt đối với dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác (chủ hàng ký hợp đồng dịch vụ ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng dịch vụ ủy thác xuất khẩu cho ExtendMax) đối với các sản phẩm mật mã dân sự, công nghệ thông tin, thu phát sóng. Vậy ủy thác nhập khẩu hay ủy thác xuất khẩu là gì? Vì sao cần ủy thác nhập khẩu, ủy thác xuất khẩu? Các thông tư hướng dẫn xuất nhập khẩu ủy thác là các thông tư nào? Các văn bản pháp luật nào quy định về ủy thác nhập khẩu? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về xuất nhập khẩu ủy thác, các quy định pháp lý có liên quan, các lợi ích mà ExtendMax có thể mang lại cho khách hàng và quy trình ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu với ExtendMax qua bài viết dưới đây.

 

Ủy thác xuất nhập khẩu là gì?

Ủy thác nhập khẩu là việc chủ hàng thuê ngoài một đơn vị kinh doanh dịch vụ nhập khẩu để tổ chức và thực hiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa cho bên nhập hàng. Đây là nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn nhập hàng về Việt Nam, nhưng không tự làm do không có kinh nghiệm nhập khẩu hàng hóa, hoặc không có đủ giấy phép nhập khẩu, hoặc không có bộ phận nhân sự chuyên nghiệp nên chủ hàng ủy thác qua công ty dịch vụ thực hiện thủ tục nhập khẩu. Công ty thực hiện dịch vụ được gọi là bên nhận ủy thác nhập khẩu. Trong tiếng Anh, người nhập khẩu ủy thác thường được gọi là Importer of Record. Mặc dù cũng có trường hợp ủy thác nhập khẩu được gọi là entrusted import nhưng thuật ngữ importer of record được sử dụng phổ biến hơn.

Ủy thác xuất khẩu là hoạt động tương tự ủy thác nhập khẩu, khi đó chủ hàng thuê ngoài (ủy thác) cho một đơn vị kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích xuất khẩu hàng hóa ra khỏi Việt Nam. Công ty thực hiện dịch vụ được gọi là bên nhận ủy thác xuất khẩu hoặc Exporter of Record trong tiếng Anh.

 

Các căn cứ pháp lý

Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương (2017)

Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu."

Điều kiện để cung cấp dịch vụ

Hiện tại, dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác không phải là nằm trong danh mục các nghành nghề kinh doanh có điều kiện do vậy, căn cứ theo Điều 3 của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp của Việt Nam đều được cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Trích Điều 3 của Nghị định số 69/2018/NĐ-CP:

“Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu…”

 

Khi nào cần ủy thác cho công ty dịch vụ?

Như đã phân tích ở trên, phần lớn các thương nhân đều được tự do kinh doanh xuất nhập khẩu theo luật định. Tuy nhiên, một số tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác bởi một trong các lý do sau:

→ Các doanh nghiệp nước ngoài cần nhập khẩu sản phẩm để phục vụ mục đích tự sử dụng của doanh nghiệp, nhưng phạm vi được phép kinh doanh không bao gồm các sản phẩm đó nên không xin giấy phép nhập khẩu được. Ví dụ điển hình đối với trường hợp này là các doanh nghiệp chế xuất hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu các thiết bị mạng LAN như thiết bị tường lửa firewall, thiết bị chuyển mạch switch, các máy chủ lưu trữ storage server, bộ định tuyến router, thiết bị cổng bảo mật security gateway, hoặc các máy xử lý dữ liêu tự động có tính năng bảo mật security appliances để lắp đặt cho hệ thống mạng của doanh nghiệp đó (tự sử dụng). Khi này doanh nghiệp không trực tiếp nhập khẩu được, mà phải thông qua một công ty khác hoặc mua nội địa từ các nhà nhập khẩu khác.

→ Các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài và các tổ chức phi lợi nhuận, không có chức năng kinh doanh, song vẫn có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa để phục vụ mục đích tự sử dụng của tổ chức. Trong đa số các trường hợp tương tự thì các sản phẩm nhập khẩu là do công ty mẹ gửi từ nước ngoài về để tích hợp hệ thống hoặc hàng hóa được tài trợ nhằm phục vụ các dự án phi lợi nhuận.

→ Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, các nhà máy sản xuất tại Việt Nam không có chức năng chính là kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự song vẫn có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm mạng nội bộ LAN như thiết bị tường lửa firewall, thiết bị chuyển mạch switch, các máy chủ lưu trữ storage server, bộ định tuyến router, thiết bị cổng bảo mật security gateway, hoặc các máy xử lý dữ liêu tự động có tính năng bảo mật security appliances để lắp đặt cho hệ thống mạng phục vụ hoạt động của chính doanh nghiệp đó (tự sử dụng).

→ Người nhập khẩu là cá nhân, cần nhập các bank token của Ngân hàng nước ngoài gửi về Việt Nam để xác thực thanh toán chuyển khoản. Tuy nhiên cá nhân không phải là đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Do vậy, các cá nhân bắt buộc phải mang sản phẩm về dưới dạng hành lý xách tay hoặc phải ủy thác nhập khẩu cho công ty dịch vụ.

→ Các doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu, xong không đủ nguồn nhân lực hoặc không đủ kinh nghiệm tổ chức việc nhập khẩu, do vậy ủy thác cho một bên khác để tối ưu nguồn lực và thời gian.

→ Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu không thường xuyên đối với các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm kinh doanh có điều kiện, hoặc chỉ có giấy phép kinh doanh với phạm vi hữu hạn về mặt hoạt động hoặc phạm vi địa lý. Ví dụ điển hình đối với trường hợp này là các doanh nghiệp có “giấy phép bán lẻ rượu”, nhưng không có “giấy phép phân phối”, “giấy phép nhập khẩu rượu”. Khi này doanh nghiệp có thể ủy thác nhập khẩu cho một doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu để nhập khẩu sản phẩm về bán lẻ tại phạm vi được cấp phép.

 

Bên nào là chủ hàng? Bộ chứng từ xuất nhập khẩu?

Căn cứ theo thông lệ và được quy định về pháp luật có liên quan và được quy định chi tiết trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu giữa hai bên, công ty ủy thác nhập khẩu hoặc người ủy thác nhập khẩu trên tờ khai hải quan là chủ hàng còn công ty dịch vụ (bên nhận ủy thác) là người nhập khẩu trên tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu. Công ty ủy thác nhập khẩu hoặc người ủy thác nhập khẩu (chủ hàng) còn chịu trách nhiệm thanh toán giá trị hàng hóa cho bên bán (thường là bên xuất khẩu) và thanh toán các khoản thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng liên quan đến giá trị hàng hóa khai báo hải quan.

Trong trường hợp ngược lại, khi xuất khẩu ủy thác thì công ty ủy thác xuất khẩu (chủ hàng) là người nhận khoản thanh toán cho giá trị tiền hàng từ người mua, thanh toán các khoản thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng VAT liên quan đến giá trị hàng hóa được xuất khẩu ủy thác, công ty dịch vụ nhận ủy thác xuất khẩu là người xuất khẩu đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

Hợp đồng nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác trong trường hợp chủ hàng ủy thác nhập khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu cho công ty dịch vụ như ExtendMax là một loại chứng từ cần có trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác. Thêm vào đó, khi lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu ủy thác có một số điểm khác biệt so với bộ chứng từ xuất nhập khẩu thông thường, cụ thể các khác biệt như sau:

  • Vận đơn để tên công ty nhận ủy thác là người gửi hàng (hoặc nhận hàng), chủ hàng là notify party.
  • Không sử dụng hóa đơn thương mại Commercial Invoice, chỉ sử dụng hóa đơn chiếu lệ Proforma Invoice
  • Trên Proforma Invoice liệt kê tên công ty nhận ủy thác là Importer, còn chủ hàng là "notify party" hoặc "consignee"
  • Thông thường các giấy phép kiểm tra chuyên ngành sẽ là giấy phép cấp cho công ty dịch vụ nhận ủy thác
  • Hợp đồng thương mại vẫn để tên người mua hàng hoặc người bán hàng (chủ hàng) nguyên bản
  • Khi làm hồ sơ xuất nhập khẩu ủy thác, bắt buộc phải nộp kèm theo hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu
  • Tờ khai hải quan ghi tên người nhập khẩu là công ty nhận dịch vụ ủy thác, thông tin của chủ hàng ghi ở phần "người ủy thác nhập khẩu".

Mẫu tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan) cho lô hàng hóa nhập khẩu thông qua phương thức ủy thác nhập khẩu như dưới đây:

to-khai-hai-quan-xuat-khau-uy-thac-nhap-khau-uy-thac

 

Hàng hóa sau thông quan giao về đâu?

Căn cứ theo hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu và thỏa thuận giữa hai bên, sau khi thông quan hàng hóa có thể được chủ hàng chỉ định chuyển thẳng tới kho của chủ hàng hoặc kho trung gian với địa chỉ bất kỳ do chủ hàng quyết định. Trong trường hợp sử dụng dịch vụ nhập khẩu ủy thác hoặc xuất khẩu ủy thác của ExtendMax, địa chỉ giao hàng sẽ được quy định vào trong hợp đồng dịch vụ, chủ hàng có thể chỉ định một bên cung cấp dịch vụ logistic, forwarder thứ 3 để làm dịch vụ khai báo hải quan và chuyển thẳng hàng từ kho hải quan về kho của chủ hàng.

 

Ai trả thuế? Xuất hóa đơn như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, về bản chất thì chủ hàng vẫn là người trả các khoản thuế nhập khẩu (hoặc thuế xuất khẩu) thuế giá trị gia tăng liên quan đến giá trị hàng hóa khai báo hải quan. Tuy nhiên, chủ hàng có thể lựa chọn 1 trong 2 phương thức sau:

Phương thức nộp thuế vào ngân sách nhà nước nhanh

Chủ hàng có thể tạm ứng cho công ty nhập ủy thác nhập khẩu để nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước từ tài khoản của công ty nhận nhập khẩu ủy thác. Thanh toán tiền thuế theo phương thức này thì chủ hàng vẫn được hoàn thuế giá trị gia tăng VAT nhưng không có lợi khi được ưu đãi về thuế (VD các công ty chế xuất,các công ty được ưu đãi đặc biệt về thuế)

Phương thức để được hoàn thuế khi được ưu đãi về thuế

Căn cứ pháp lý về để được hoàn thuế khi được ưu đãi về thuế

• Căn cứ điểm 2.2 Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:

“2.2. Tổ chức xuất nhập khẩu nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận ủy thác lập chứng từ như sau;

Cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hóa đơn GTGT để cơ sở đi ủy thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa ủy thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu ủy thác, cơ sở mới lập hóa đơn theo quy định trên.

Đồng thời, công văn 1332 ngày 12/03/1999 (vẫn còn hiệu lực) của Tổng cục thuế có hướng dẫn cụ thể rằng:

“I. VỀ HOÁ ĐƠN VÀ HỒ SƠ XÁC ĐỊNH HÀNG HOÁ UỶ THÁC XUẤT NHẬP KHẨU ĐỂ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG:

2. Đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu:

a) Bên uỷ thác nhập khẩu giao quyền nhập khẩu hàng hoá cho bên nhận uỷ thác trên cơ sở hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá.

b) Bên nhận uỷ thác nhập thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, thay mặt bên uỷ thác thực hiện kê khai nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu và lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng nhập khẩu như:

- Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu.

- Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá ký với nước ngoài.

- Hoá đơn thương mại (Invoice) do nước ngoài xuất.

- Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu.

- Biên lai thuế GTGT hàng nhập khẩu.

c) Thủ tục kê khai thuế GTGT: Khi trả hàng uỷ thác nhập khẩu, bên nhận uỷ thác phải lập hoá đơn GTGT: Căn cứ vào hoá đơn nhập khẩu, tờ khai hải quan và biên lai thu thuế GTGT hàng nhập, bên nhận uỷ thác xuất hoá đơn GTGT ghi theo giá thực nhập trong hoá đơn thương mại, riêng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo số phải nộp (số thông báo thuế của cơ quan hải quan). Hoá đơn này làm cơ sở tính thuế đầu ra đối với bên nhận uỷ thác nhập khẩu và là thuế đầu vào của bên uỷ thác.

Một số văn bản hướng dẫn khác liên quan đến việc hoàn thuế khi nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác:

Công văn số 2374/TCT-CS ngày 01/06/2016 hướng dẫn lập hóa đơn cho hàng hóa nhập khẩu ủy thác

Công văn số 46418/CT-TTHT ngày 10/07/2017 hướng dẫn chính sách thuế cho hàng hóa nhập khẩu ủy thác

Công văn số 23471/CT-TTHT ngày 22/04/2019 hướng dẫn về hóa đơn xuất trả hàng của bên nhận ủy thác nhập khẩu

Mẫu hóa đơn xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác

hoa-don-xuat-tra-hang-nhap-khau-uy-thac

 

Vì sao nên sử dụng dịch vụ của ExtendMax

Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận và xin cấp phép cho các sản phẩm công nghệ thông tin, vô tuyến, viễn thông, ExtendMax có các lợi thế đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác bao gồm:

→ ExtendMax đánh giá và phân nhóm sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định một cách chính xác và đầy các loại giấy phép và chứng nhận chất lượng cần thiết áp dụng đối với sản phẩm khi nhập khẩu. Qua đó, giúp doanh nghiệp dự trù thời gian đáp ứng được yêu cầu, quản lý được ngân sách và ngăn ngừa các biến cố không mong muốn. Các loại giấy phép, chứng nhận cần thiết thông thường để nhập khẩu hàng hóa là thiết bị công nghệ thông tin, vô tuyến, viễn thông bao gồm:

  • Giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
  • Giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng
  • Giấy phép nhập khẩu máy in (áp dụng đối với một số loại máy in màu, tốc độ cao)
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận hợp quy cho thiết bị vô tuyến, công nghệ thông tin

→ ExtendMax tư vấn các thủ tục và cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu, dịch vụ ủy thác xuất khẩu chính ngạch đúng theo quy định của pháp luật. Chúng tôi thực hiện quy trình chuẩn, ký hợp đồng ủy thác nhập khẩu và hợp đồng ủy thác xuất khẩu với khách hàng, lên tờ khai hải quan và xuất hóa đơn trả hàng nhập khẩu ủy thác đầy đủ.

→ ExtendMax đã có sẵn giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự với phạm vi rộng bao gồm rất nhiều các sản phẩm mật mã dân sự như thiết bị tường lửa firewall, thiết bị định tuyến router, thiết bị cổng bảo mật security gateway, thiết bị chuyển mạch switch, các máy xử lý dữ liệu tự động security appliance, các máy chủ lưu trữ storage server, các token sử dụng trong ngân hàng, thẻ thông minh...

→ ExtendMax đã có sẵn giấy chứng nhận hợp quy ICT, mẫu thử nghiệm và các kết quả thử nghiệm của nhiều sản phẩm như điện thoại, máy tính xách tay, máy tính bảng, pin lithium, các máy đọc mã vạch RFID, các thiết bị thu phát sóng khác nên có khả năng hoàn thành việc nhập khẩu trong thời gian nhanh nhất với chi phí tối ưu.

→ ExtendMax đã có sẵn mẫu thử nghiệm và các kết quả thử nghiệm kiểm tra hiệu suất năng lượng nhiều sản phẩm như máy tính xách tay, máy tính bảng, màn hình máy tính, máy in nên sẽ không bị chậm trễ trong khâu thông quan cho nhiều trường hợp nhập khẩu.

→ ExtendMax hiện đang cung cấp dịch vụ cho rất nhiều hãng sản xuất lớn như Lenovo, Dell, dynabook, ASUS do vậy chúng tôi có thể phối hợp cùng với các hãng sản xuất để cung cấp các tài nguyên cho khách hàng, qua đó tối ưu hóa được thời gian và chi phí chứng nhận có liên quan.

→ ExtendMax cung cấp giải pháp nhập khẩu tốt nhất và phù hợp với quy định pháp luật cho các lô hàng có số lượng nhỏ, hoặc các lô hàng làm mẫu thử nghiệm.

→ ExtendMax có mô hình hoạt động linh hoạt. Trong trường hợp doanh nghiệp đã có nhà cung cấp tin cậy cho dịch vụ logistics giao vận hoặc forwarding, chúng tôi rất sẵn lòng phối hợp các bên cung cấp đó để hoàn thành phạm vi công việc.

→ ExtendMax có mạng lưới các đối tác giao vận logistics, đại lý khai báo hải quan, các cơ quan thử nghiệm và chứng nhận, do vậy có thể cung cấp dịch vụ trọn gói giao hàng Door-to-Door.

 

Quy trình xuất nhập khẩu ủy thác

→ Khách hàng cung cấp tài liệu kỹ thuật, mã HS của sản phẩm cho ExtendMax

→ ExtendMax đánh giá chính sách xuất nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa và báo phí dịch vụ

→ Hai bên ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu

→ Khách hàng cung cấp thông tin cần thiết về sản phẩm nhập khẩu (COO, model, số lượng...)

→ ExtendMax chủ động xin các giấy phép cần thiết để nhập khẩu ủy thác hoặc xuất khẩu ủy thác

→ Thông báo cho chủ hàng dự kiến thời gian có giấy phép để lên kế hoạch xuất nhập khẩu

→ Chủ hàng đưa hàng ra cảng để nhập khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu hàng hóa

→ ExtendMax cung cấp giấy phép, đứng tên trên tờ khai nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa

→ Hàng hóa được giao đến địa chỉ kho theo chỉ định của chủ hàng

→ ExtendMax lập hóa đơn xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác và hóa đơn dịch vụ

 

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066

Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn

Hotline chuyên gia tư vấn giấy phép Mật mã dân sự: 0915 836 555

Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Phòng thử nghiệm: Biệt thự BT02-21 KĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

 

Theo dõi trang FaceBook FanPage (Tiếng Việt) hoặc LinkIn (Tiếng Anh) của chúng tôi để nhận được thông báo về các cập nhật mới nhất từ các cơ quan chức năng

Nếu bạn thấy bài viết hướng dẫn của chúng tôi là hữu ích và có giá trị áp dụng trong thực tế, xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá ở phần dưới của bài viết, để lại bình luận, và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Đánh giá của bạn sẽ là động lực lớn để chúng tôi viết các hướng dẫn thủ tục chi tiết hơn, có giá trị hướng dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Thương mại. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về các quy định pháp luật, thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội