Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Tìm hiểu bài viết hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự của ExtendMax với các góc nhìn pháp lý chuyên sâu, độc đáo từ chuyên gia

EXTENDMAXMật mã dân sự là gì? Xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cần các điều kiện nào? Thời gian xin giấy phép là bao lâu? Dịch vụ của công ty nào là tốt nhất? Đây là các câu hỏi rất phổ biến trong quá trình nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin và mạng LAN mà nhiều công ty băn khoăn. Đây là các nội dung quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch nhập khẩu, làm tờ khai hải quan và thông quan cho lô hàng đúng tiến độ, không bị xử phạt vi phạm hành chính. Về nội dung này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về các định nghĩa, căn cứ pháp lý, điều kiện để được cấp phép, các mẹo nhỏ phân lọc sản phẩm và vì sao các khách hàng đánh giá ExtendMax là công ty dịch vụ uy tín #1 qua bài viết dưới đây.

Dịch vụ xin giấy phép mật mã dân sự uy tín #1

 

Mật mã dân sự là gì

Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13 định nghĩa:

"Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước."

 

Sản phẩm mật mã dân sự là gì

Cũng theo Luật An toàn thông tin mạng:

"Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước."

Hiểu theo một cách khác, sản phẩm mật mã là các sản phẩm có sinh khóa mật mã, hoặc bảo mật dữ liệu lưu trữ và dự liệu trao đổi trên môi trường internet bằng khóa mật mã (encryption key). Sản phẩm mật mã biến các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, dữ liệu thoại, dữ liệu lưu trữ từ định dạng thông thường chuyển sang định dạng mật mã. Các thiết bị đầu cuối nhận được dữ liệu đã mã hóa mà không có phương tiện hoặc kỹ thuật hay phần mềm giải mã thì sẽ không đọc được các dữ liệu đã được mã hóa đó.

Sản phẩm mật mã dân sự có thể tồn tại ở dạng phần mềm (software), hoặc phần cứng (hardware), sử dụng thuật toán mã hóa đối xứng hoặc không đối xứng. Thông thường chúng được ứng dụng trong hệ thống công nghệ thông tin của các doanh nghiệp lớn và đòi hỏi tính năng bảo mật cao như ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn, các nhà máy công nghệ cao...

Tên sản phẩm mật mã dân sự bằng tiếng Anh là civil cryptography products hoặc civil cryptographic items.

Không hẳn bất cứ sản phẩm sử dụng kỹ thuật mã hóa cũng là sản phẩm mật mã dân sự. Sản phẩm mật mã dân sự không bao gồm các thiết bị được sử dụng rộng rãi như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, hệ điều hành window hoặc các sản phẩm dân dụng tương tự khác mặc dù chúng đã được tích hợp mật mã có sẵn.

(Theo Giải thích #2 - Phụ lục 1 của Nghị định số 58/2016/NĐ-CP)

 

Danh mục sản phẩm mật mã dân sự

Danh mục sản phẩm mật mã dân sự được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Danh mục sản phẩm mật mã dân sự thuộc diện phải xin giấy phép kinh doanh: Phụ lục 1 của Nghị định số 58/2016/NĐ-CP

Nhóm 2: Danh mục sản phẩm mật mã dân sự thuộc diện phải xin giấy phép kinh doanh và giấy phép xuất nhập khẩu: Nghị định số 32/2023/NĐ-CP

(Chú thích của ExtendMax: Nhóm 2 là tập hợp con của nhóm 1)

 

Giấy phép mật mã dân sự là gì

Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là loại giấy phép kinh doanh có điều kiện do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp để quản lý việc kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự và dịch vụ mật mã dân sự.

Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự khác với Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp cho doanh nghiệp
Để được cấp phép, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về đội ngũ kỹ thuật và cán bộ quản lý, có phương án kinh doanh, phương án bảo hành và phương án kỹ thuật cho sản phẩm mật mã dân sự.

 

Giấy phép mật mã dân sự trong Tiếng Anh là "civil cryptographic product trading license" hoặc "civil cryptographic items dealer license".

 

Điều kiện để được cấp phép kinh doanh sp MMDS

Điều kiện quan trọng nhất:

Yêu cầu về đội ngũ nhân sự: Có tối thiểu 03 kỹ sư tốt nghiệp một trong các ngành điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin.

Các điều kiện khác:

- Cán bộ quản lý điều hành đáp ứng yêu cầu về chuyên môn bảo mật, an toàn thông tin.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô kinh doanh

- Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

- Có phương án kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự


CEO ExtendMax là chuyên gia pháp lý hàng đầu Việt Nam về các quy định quản lý sản phẩm mật mã dân sự

 

Hồ sơ & thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh mật mã dân sự

1. Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu quy định tại Nghị định 58/2016/NĐ-CP

2. Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận pháp nhân có giá trị tương đương

3. Bản sao văn bằng đại học và chứng chỉ liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ kỹ thuật và cán bộ quản lý

4. Phương án kỹ thuật (mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giải pháp kỹ thuật)

5. Phương án bảo mật an toàn thông tin mạng trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

6. Phương án kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

7. Phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm cung cấp ra thị trường.

Cơ quan tiếp nhận và thời hạn thụ lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận và thụ lý hồ sơ xin cấp phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự: Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ (NACIS)

Quy trình thẩm định điều kiện và đánh giá hồ sơ xin cấp phép lần đầu thông thường sẽ từ 1.5 - 2 tháng tùy theo việc chuẩn bị các hồ sơ xin cấp phép đã đầy đủ và chi tiết hay chưa.

Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã sẽ cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn hiệu lực 10 năm. Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hạng mục sản phẩm, dịch vụ hoặc thay đổi liên quan đến giấy phép, doanh nghiệp làm bộ hồ sơ bổ sung, sửa đổi giấy phép kinh doanh theo quy định tại Luật An toàn Thông tin mạng số 86/2015/QH13

Sản phẩm mật mã dân sự là lĩnh vực cơ yếu

Sản phẩm mật mã dân sự thuộc lĩnh vực cơ yếu, bạn cần các chuyên gia hướng dẫn để thực hiện đúng

Phương thức nộp hồ sơ xin cấp phép

Trước đây, việc nộp hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự phải thực hiện bằng phương thức nộp hồ sơ giấy. Kể từ năm 2021, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã đã triển khai tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin một cửa. Hiện tại, các dịch vụ công liên quan đến xin giấy phép mật mã dân sự đang ở mức độ 4 (đã bao gồm phần thanh toán lệ phí cấp phép bằng hình thức thanh toán trực tuyến).

Thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự như sau:

  • Đăng ký tài khoản tại cổng thông tin một cửa của Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
    • https://dichvucong.nacis.gov.vn/
    • Tên tài khoản bắt buộc phải là mã số doanh nghiệp
  • Đăng nhập tài khoản dịch vụ công của doanh nghiệp
  • Ký tươi và đóng dấu các tài liệu của bộ hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự
  • Ký số (bằng chữ ký số) lên bản scan của bộ hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự
  • Upload các hồ sơ đã ký số lên cổng thông tin một cửa của Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
  • Sau khi hoàn thành các bước, doanh nghiệp sẽ nhận được email từ dichvucong@nacis.gov.vn thông báo đã đăng ký hồ sơ thành công kèm theo mã hồ sơ tạm thời
  • Sau khi hồ sơ được thẩm định sơ bộ, nếu hồ sơ đã đúng và đầy đủ, Cục Quản lý mật mã dân sự và KĐ SPMM sẽ có email thông báo chính thức thụ lý hồ sơ kèm theo mã tiếp nhận chính thức và hẹn ngày trả kết quả.
  • Khi tiếp nhận bản gốc giấy phép mật mã dân sự, doanh nghiệp thanh toán các phí liên quan và nhận biên lại phí điện tử gửi về địa chỉ email đã đăng ký vài ngày sau đó.

Lưu ý quan trọng khi xin giấy phép

(1) Nếu một thiết bị có cả tính năng mật mã dân sự và tính năng an toàn thông tin mạng (theo quy định tại Thông tư 10/2020/TT-BTTTT) thì doanh nghiệp chỉ phải xin một loại giấy phép kinh doanh mật mã dân sự (và giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự). Hai loại giấy phép này không áp dụng đồng thời đối với cùng một sản phẩm.

(2) Có nhiều sản phẩm mật mã dân sự thuộc diện phải xin Giấy phép kinh doanh MMDS tại Phụ lục 1 của Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP) nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu do vậy doanh nghiệp có thể vô tình không biết do không gặp vướng mắc khi nhập khẩu. Đối với các sản phẩm này, doanh nghiệp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh đúng theo quy định.

(3) Có nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện phân phối thứ cấp, không trực tiếp nhập khẩu các sản phẩm MMDS thuộc Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP). Đối với trường hợp này, doanh nghiệp phân phối thứ cấp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh MMDS đúng theo quy định.

 

Giấy phép xuất nhập khẩu mật mã dân sự

Sau khi đã có được Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự bao gồm

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu
  2. Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
  3. Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thiết bị mật mã dân sự đối với các sản phẩm có tính năng bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPSec hoặc TLS (hiện tại chưa bắt buộc áp dụng)

Giấy phép nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự đã từng được cấp với thời hạn hiệu lực 02 năm. Kể từ đầu năm 2019, Ban Cơ Yếu Chính Phủ chỉ cấp giấy phép nhập khẩu với thời hạn hiệu lực 01 năm, điều này được cho là để chuẩn bị cho việc Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, thiết bị mật mã dân sự sắp tới. Sau khi giấy phép nhập khẩu hết hiệu lực, doanh nghiệp nhập khẩu phải xin cấp phép lại với điều kiện là giấy phép kinh doanh vẫn còn hiệu lực.

Đội ngũ ExtendMax đang trao đổi nghiệp vụ

Đội ngũ ExtendMax trao đổi nghiệp vụ về giấy phép mật mã dân sự để phục vụ khách hàng

 

Lệ phí cấp giấy phép mật mã dân sự

Căn cứ theo Thông tư 249/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự như sau: 

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh mật mã dân sự

  • Lệ phí thẩm định cấp mới giấy phép mật mã dân sự (cấp mới lần đầu) là 8.000.000 VNĐ cho nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên, 2.000.000 VNĐ cho mỗi nhóm sản phẩm tiếp theo (tối đa 8 nhóm sản phẩm và 3 nhóm dịch vụ)
  • Lệ phí thẩm định cấp giấy phép mật mã dân sự bổ sung sản phẩm hoặc dịch vụ là 3.000.000 VNĐ cho nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên, 1.000.000 VNĐ cho mỗi nhóm sản phẩm tiếp theo
  • Trên thực tế, mức lệ phí điển hình cấp giấy phép mật mã dân sự lần đầu là 8.000.000 ~ 12.000.000 VNĐ, mức lệ phí điển hình cấp giấy phép bổ sung sản phẩm là 3.000.000 ~ 5.000.000 VNĐ, phụ thuộc vào số lượng sản phẩm cần xin cấp phép
  • Trong giai đoạn 2021, để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch covid, Ban Cơ Yếu CP và Bộ Tài chính có giảm 10% mức lệ phí cấp giấy phép mật mã dân sự, kể từ năm 2022 mức lệ phí cấp phép đã quay trở lại bình thường, như quy định tại Thông tư 249/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính

Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự

  • Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự là 200.000 VNĐ / giấy phép (không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm liệt kê trên giấy phép)

 

Chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự

Hiện nay các cơ quan chức năng đang trong quá trình triển khai hệ thống đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận hợp quy) cho các sản phẩm mật mã dân sự. Dự kiến trong năm 2025 hoặc 2026 các sản phẩm mật mã dân sự sẽ bắt buộc phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu.

Bạn có thể xem toàn bộ phần hướng dẫn của chúng tôi về chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự trong bài viết sau đây: Hướng dẫn Chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự

 

Các câu hỏi thường gặp về kinh doanh MMDS

Mặc dù bài viết đã hướng dẫn rất chi tiết nhưng để hiểu đầy đủ và cặn kẽ thủ tục, yêu cầu trong quá trình xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự là rất khó. Bạn còn nhiều điểm thắc mắc về việc các thủ tục trên có áp dụng đối với trường hợp của công ty bạn hay không?

Để giải đáp các thắc mắc, xin vui lòng xem chương tiếp theo trong loạt bài viết của ExtendMax về mật mã dân sự: Hỏi đáp và hướng dẫn chuyên sâu

 

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép Mật mã dân sự của ExtendMax

Là công ty kỳ cựu nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, ExtendMax cung cấp các dịch vụ đặc biệt như sau:

→ Đội ngũ chuyên gia pháp lý và chuyên gia về mật mã, công nghệ thông tin của chúng tôi hỗ trợ khách hàng đánh giá đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, xác định giúp doanh nghiệp các sản phẩm thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự hay giấy phép an toàn thông tin mạng. Hoặc đơn giản là sản phẩm của bạn không thuộc diện phải xin giấy phép để nhập khẩu.

→ Đánh giá sơ bộ điều kiện hiện tại của doanh nghiệp so sánh với điều kiện để được cấp phép, tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp các biện pháp khắc phục trong trường hợp doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện.

→ Tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ bao gồm hương án kỹ thuật về mật mã dân sự, phương án kinh doanh, phương án bảo mật và các tài liệu khác trong thời gian nhanh nhất đúng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Đối với các sản phẩm không thuộc diện phải xin giấy phép, ExtendMax cung cấp các căn cứ pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp và tư vấn phương án lên tờ khai hải quan đúng cách để hàng hóa được thông quan thuận lợi, nhanh chóng.

 

Liên hệ ngay với ExtendMax để được hỗ trợ xin giấy phép mật mã dân sự

Liên hệ ngay với ExtendMax để được tư vấn và cung cấp dịch vụ xin giấy phép mật mã dân sự

 

Mẹo phân loại sản phẩm mật mã dân sự

Việc phân loại sản phẩm mật mã dân sự rất quan trọng do đây là một yêu cầu bắt buộc phải nắm được khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép sản phẩm mật mã dân sự. Như đã hứa ban đầu, chúng tôi sẽ chia sẻ các mẹo nhỏ để giúp bạn dễ dàng phân nhóm các sản phẩm mật mã dân sự.

Theo Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP, các sản phẩm mật mã dân sự được chia thành 08 nhóm chính. Trong đó, các nhóm sản phẩm phổ biến nhất bao gồm:

Bảo mật luồng IP & bảo mật kênh

Đặc tính kỹ thuật điển hình của nhóm sản phẩm này là khả năng tạo kênh bảo mật mạng riêng ảo VPN, sử dụng giao thức bảo mật luồng IP với thuật toán mã hóa đối xứng hoặc phi đối xứng. Đây cũng là nhóm sản phẩm phổ biến nhất trong thực tế nhập khẩu và xin giấy phép nên chúng tôi xếp nó lên đầu tiên.

Sản phẩm điển hình của nhóm này bao gồm các thiết bị tường lửa firewall, định tuyến router, một số thiết bị chuyển mạch switch, thiết bị biên mạng SD-WAN, thiết bị cổng security gateway và một số loại máy xử lý dữ liệu tự động security appliance

Bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng

Nhóm sản phẩm này tạo khóa bảo mật cho dữ liệu được truyền qua mạng internet mà không sử dụng kỹ thuật tạo mạng riêng ảo. Ví dụ phổ biến nhất của các sản phẩm này bao gồm các thiết bị quản lý mạng không dây wireless controller, máy xử lý dữ liệu tự động security appliance và một số nhóm thiết bị chuyển mạch switch.

Sản phẩm sinh khóa mật mã

Là các sản phẩm tạo sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã. Nhóm sản phẩm này bao gồm các token thanh toán và thiết bị mạng ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng là chủ yếu

Sản phẩm bảo mật thoại

Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số khá dễ hiểu phải không? Đây là các loại điện thoại IP, thiết bị hội nghị phòng họp, máy bộ đàm hoặc các tổng đài điện thoại sử dụng công nghệ thoại tương tự (analog) hoặc thoại số (digital) có tích hợp kỹ thuật mật mã để bảo vệ bí mật thông tin trong cuộc gọi.

Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu trữ

Nói theo cách dễ hiểu thì đây là nhóm các sản phẩm có chức năng chính để lưu trữ dữ liệu (data) và sử dụng thuật toán mã hóa để bảo mật các dữ liệu được nó lưu trữ. Các sản phẩm điển hình của nhóm này bao gồm bộ lưu trữ data storage, ổ cứng SSD có tính năng tự mã hóa và một số loại máy chủ server đặc thù như NAS hoặc FAS....

Xem thêm: Danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải xin giấy phép

 

Mẫu giấy phép mật mã dân sự

Mẫu giấy phép kinh doanh mật mã dân sự

Mẫu giấy phép mật mã dân sự

Mẫu giấy phép xuất nhập khẩu mật mã dân sự

giay-phep-nhap-khau-mat-ma-dan-su

Trần Thanh Phương
Trần Thanh Phương

Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là chuyên gia tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Cisco, HPE, Arista, Palo Alto, Lenovo... tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.

Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội