Ngày 31/12/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 23/2024/TT-BTTTT, trong đó bãi bỏ toàn bộ các quy định về dấu hợp quy ICT – bao gồm Điều 18, 19, 20 và Phụ lục V, VI của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT. Đây không phải là một thay đổi nhỏ, mà là sự chuyển đổi mang tính thể chế trong quản lý hoạt động công bố hợp quy ngành TT&TT. Kể từ ngày 31/12/2024 - ngày thông tư 23/2024/TT-BTTTT có hiệu lực, các tổ chức cá nhân thống nhất sử dụng dấu hợp quy CR để thay thế cho dấu hợp quy ICT trong hoạt động công bố hợp quy.

Chính thức hủy bỏ dấu hợp quy ICT, sử dụng dấu hợp quy CR để thay thế
Một hệ thống dấu hợp quy CR sử dụng chung toàn quốc
Từ năm 2011, dấu hợp quy ICT từng được áp dụng riêng biệt cho nhóm sản phẩm chuyên ngành CNTT và viễn thông với tên đăng ký (NAME) và mã số quản lý (CODE) do cơ quan quản lý cấp cho từng tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức công bố hợp quy. Tuy nhiên, theo Thông tư 23/2024, kể từ ngày 31/12/2024 hệ thống dấu ICT đã chính thức bị loại bỏ, nhường chỗ cho dấu hợp quy CR – biểu tượng hợp quy chung được sử dụng thống nhất theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN.
Việc chuyển sang dấu CR hướng tới sự đơn giản và nhất quán và là động thái mang tính tích cực nhằm giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, điều này cũng xóa bỏ các hoạt động quản lý có phần mang tính “xin - cho” trong thủ tục xin cấp mã CODE (mã hợp quy ICT) trước đây.
Sự thay đổi này đã được ExtendMax dự đoán chính xác trước đó bằng hiểu biết sâu sắc về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá sự phù hợp.
>>> Xem thêm: ExtendMax dự đoán các thay đổi về hợp quy sau quá trình hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KHCN
Bãi bỏ mã số CODE, đơn giản thủ tục hành chính
Một trong những điểm quan trọng bị bãi bỏ là quy định về mã số quản lý trên dấu hợp quy ICT (mã số CODE). Trong quá khứ, doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp mã CODE từ Bộ TTTT hoặc từ các tổ chức được ủy quyền, gây ra sự phụ thuộc không cần thiết, kéo dài thời gian và tăng chi phí hành chính. Đồng thời, ngay chính cơ quan quản lý nhà nước cũng bị lúng túng khi "đơn vị được cấp" giấy chứng nhận hợp quy là hãng sản xuất nước ngoài nhưng người nhập khẩu lại là công ty Việt Nam, đặt ra câu hỏi bên nào phải đăng dấu hợp quy.
Với Thông tư 23/2024, cơ chế xin cấp mã CODE không còn tồn tại. Dấu hợp quy CR được doanh nghiệp sử dụng theo mẫu quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, không kèm theo mã số nào, không phân biệt sản phẩm thuộc diện chứng nhận hợp quy hay công bố hợp quy. Điều này là một thay đổi rất tích cực, giúp doanh nghiệp thực hiện các thủ tục dễ dàng hơn:
-
Giảm bớt thời gian tổng thể của khâu công bố hợp quy, rút ngắn con đường đưa hàng hóa ra thị trường.
-
Hãng sản xuất nước ngoài có thể chủ động in dấu hợp quy mà không phụ thuộc vào dấu hợp quy của công ty nhập khẩu, phân phối (nay đã giống hệt nhau, không còn NAME và mã CODE).
>>> Xem thêm: Tổng quan về Dấu hợp quy CR và Chứng nhận hợp quy
| |
Dấu hợp quy CR | Dấu hợp quy ICT (Bãi bỏ từ ngày 31/12/2024) |
Ý nghĩa thực tiễn: nhẹ thủ tục – không nhẹ trách nhiệm
Mặc dù dấu ICT không còn, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước đánh giá sự phù hợp (chứng nhận hoặc công bố hợp quy tùy theo sản phẩm). Sự khác biệt là:
-
Không còn buộc phải xin cấp mã số CODE để in nhãn;
-
Thống nhất dấu hợp quy CR dùng cho tất cả các loại sản phẩm;
Điều này mang lại sự tiện lợi và chủ động hơn nhiều cho doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị có chuỗi cung ứng quốc tế cần in ấn nhãn mác từ giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp lý không vì thế mà giảm đi.
Lưu ý: Mặc dù việc đăng ký dấu hợp quy ICT đã chính thức bị bãi bỏ, chuyển sang hình thức tự nguyện, doanh nghiệp vẫn có thể gặp vướng mắc trong quá trình công bố hợp quy với dấu hợp quy CR do một số thói quen cố hữu cần thời gian để thay đổi.
>>> Xem thêm: Chiến lược tuân thủ chứng nhận hợp quy 2025-2026
Tự nguyện đăng ký dấu hợp quy và xin cấp CODE
Mặc dù Thông tư 23/2024/TT‑BTTTT đã bãi bỏ cơ chế cấp và ghi mã CODE trên dấu hợp quy ICT, TQC (Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông) vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cấp dấu hợp quy kèm mã CODE theo yêu cầu tự nguyện của doanh nghiệp.
Cụ thể, TQC hiện có thông báo rằng:
-
Để thuận tiện cho cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân nhận diện các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, Trung tâm cấp kèm dấu hợp quy các thông tin về dấu hiệu nhận diện sản phẩm CNTT và truyền thông - ICT, tên của tổ chức cá nhân được cấp dấu hợp quy - NAME, mã quản lý việc cấp dấu hợp quy của TQC - CODE.
-
Trường hợp có nhu cầu được cấp dấu hợp quy, tổ chức, cá nhân vui lòng gửi đề nghị cấp dấu đến Trung tâm TQC kèm theo đề xuất (nếu có) về “NAME” hoặc hình ảnh cụ thể của phần thông tin kèm theo dấu hợp quy.
>>> Xem thêm: Toàn văn thông báo về việc đăng ký dấu ICT tự nguyện của TQC
Việc tự nguyện đăng ký dấu hợp quy ICT có thể giúp duy trì sự quen thuộc cho doanh nghiệp và tổ chức chứng nhận khi chuyển đổi từ ICT sang CR, cải thiện việc quản lý nội bộ, lưu trữ và truy xuất hồ sơ một cách thuận tiện như khi còn dùng ICT.