Theo quy định của Bộ thông tin và Truyền thông, các sản phẩm hàng hóa thuộc sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông (các thiết bị thu phát sóng vô tuyến, thiết bị viễn thông, thiết bị công nghệ thông tin phải được tiến hành các thủ tục Chứng nhận hợp quy và/hoặc Công bố hợp quy, dán hoặc in dấu hợp quy ICT trước khi lưu hành ra thị trường. Trên thị trường, dấu hợp quy ICT còn có thể được gọi là tem hợp quy ICT, nhãn hợp quy ICT, dấu ICT, tem ICT...
Dấu hợp quy là gì?
Dấu hợp quy là dấu hiệu được in hoặc dán lên sản phẩm để nhận biết và chứng minh sản phẩm phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước và được lưu hành trên thị trường.
Đối với các sản phẩm thu phát sóng vô tuyến và công nghệ thông tin thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, dấu hợp quy phải sử dụng là dấu ICT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các quy định về mẫu dấu hợp quy ICT
Quy định danh mục sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận hợp quy và/hoặc công bố hợp quy (danh mục hàng hóa nhóm 2). Các sản phẩm này phải được dán tem hợp quy trước khi lưu hành ra thị trường đến tay người tiêu dùng
→ Các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục 1 của Thông tư 02/2024/TT-BTTT thuộc diện phải sử dụng mẫu dấu hợp quy có mã số hợp quy (CODE)
→ Các sản phẩm liệt kê tại Phụ lục 2 của Thông tư 02/2024/TT-BTTT thuộc diện phải sử dụng mẫu dấu hợp quy không có mã số hợp quy (CODE)
Thông tư 30/2011/TT-BTTTT:
Lưu ý quan trọng:
→ Đối với sản phẩm quản lý bởi một số Bộ chức năng khác như dấu CR của Bộ Khoa học và Công nghệ, dấu hợp quy thường được tích hợp và thể hiện ngay trên giấy chứng nhận hợp quy. Khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận hợp quy cho cơ quan quản lý nhà nước (hoặc cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy), đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đăng ký dấu hơp quy với cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký dấu hợp quy ICT có vài điểm khác biệt, quy trình thực hiện như sau:
Quy trình đăng ký dấu hợp quy ICT với "Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy" (hiện tại là Cục Viễn thông) bao gồm 2 bước.
(1) Tổ chức, cá nhân cần làm văn bản đề nghị cấp mã số hợp quy tới tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ TT&TT chỉ định là "Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông" (trực thuộc Cục Viễn thông) để được cấp mã số quản lý (CODE). Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông sẽ cấp CODE cho doanh nghiệp trong thời gian 1-2 tuần kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
(2) Sau khi có mã số quản lý (CODE) doanh nghiệp làm văn bản đăng ký mấu dấu hợp quy nộp lên "Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy" (hiện tại là Cục Viễn thông)
→ Căn cứ Khoản 1, Điều 21 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, sản phẩm chỉ được đưa ra thị trường trong nước sau khi đã được "cấp giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, và dán tem hợp quy". Tuy nhiên, theo quy trình công bố hợp quy hiện hành của Cục Viễn thông, doanh nghiệp vẫn phải lưu ý việc xin cấp mã số hợp quy, đăng ký dấu hợp quy để nộp kèm theo hồ sơ công bố hợp quy dù sản phẩm đó có thể là sản phẩm nhập khẩu để chính tổ chức đó sử dụng (các sản phẩm không được "đưa ra thị trường").
→ Căn cứ Khoản 2, Điều 20 của Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, các tổ chức và cá nhân có sản phẩm chứng nhận hợp quy phải lập sổ theo dõi, báo cáo việc sử dụng dấu hợp quy định kỳ theo hướng dẫn của Tổ chức chứng nhận hợp quy và đột xuất khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
→ Kể từ ngày 01-01-2026, nhiều sản phẩm công nghệ thông tin sẽ phải thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy theo quy định về hàm lượng hóa chất độc hại, dán tem hợp quy CR trước khi bán hàng ra thị trường
→ Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và thay đổi danh mục hàng hóa nhóm 2 theo từng thời kỳ. Bạn có thể tìm kiếm quy định mới nhất trên website của chúng tôi.Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa cho thiết bị điện điện tử
Mẫu dấu cho sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy
Hình dạng dấu hợp quy ICT (có CODE):
Dấu hợp quy có hình dạng mô tả tại Hình 1
Nội dung dấu hợp quy ICT (có CODE):
- ICT: Tên viết tắt tiếng Anh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- CODE: Mã quản lý do Tổ chức chứng nhận hợp quy cấp.
- NAME: Thông tin quản lý do tổ chức, cá nhân đăng ký với Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy.
Kích thước cơ bản của dấu hợp quy ICT (có CODE):
Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy như Hình 2:
Mẫu dấu cho sản phẩm bắt buộc phải công bố hợp quy
Hình dạng của dấu hợp quy ICT (không CODE):
Dấu hợp quy có hình dạng mô tả tại Hình 3
Nội dung của dấu hợp quy ICT (không CODE):
- ICT: Tên viết tắt tiếng Anh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
- NAME: Thông tin quản lý do tổ chức, cá nhân đăng ký với Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy.
Kích thước cơ bản của dấu hợp quy ICT (không CODE):
Kích thước cơ bản để thiết kế dấu hợp quy như Hình 4:
Ví dụ về mẫu dấu hợp quy trong thực tế