EXTENDMAX - Khi nhập khẩu các thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị mạng ICT, hoặc các thiết bị điện, điện tử gia dụng, doanh nghiệp nhập khẩu có thể bị vướng mắc và chậm thông quan do thiết bị thuộc diện nghi ngờ như thuộc danh mục bắt buộc phải xin giấy phép mật mã dân sự, hoặc phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra hiệu suất năng lượng, hoặc phải xin giấy phép an toàn thông tin mạng. Trên thực tế là các quy định về việc kiểm tra chuyên ngành rất phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành có chiều sâu, phải tra cứu nhiều tài liệu khác nhau trong khi các nhân viên cửa khẩu thường bỏ lỡ việc cập nhật đủ thông tin và các văn bản pháp luật có liên quan để có thể phân biệt chính xác thiết bị có thuộc diện bắt buộc phải chứng nhận hoặc bắt buộc phải xin giấy phép hay không. Do vậy những văn bản xác nhận sản phẩm không phải chứng nhận hợp quy, không phải giấy phép an toàn thông tin mạng hoặc được miễn trừ dán nhãn năng lượng là cứu cánh để đảm bảo việc thông quan thuận lợi.
Vì sao cần giám định, xác nhận sản phẩm?
Như đã phân tích ở trên, mặc dù danh mục các sản phẩm thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu, phải xin giấy chứng nhận hợp quy đều đã được ban hành kèm theo mã HS nhưng mã HS chỉ là căn cứ ban đầu. Để xác định được sản phẩm có phải xin giấy phép mật mã dân sự, hoặc phải chứng nhận hợp quy, hoặc kiểm tra hiệu suất tiêu thụ năng lượng tối thiểu, hoặc phải giấy phép an toàn thông tin mạng sẽ cần kiến thức chuyên ngành có chiều sâu về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, nghiên cứu mô hình hoạt động của thiết bị và nghiên cứu đặc tính kỹ thuật của thiết bị. Do vậy, các sản phẩm có mã HS thuộc danh mục bắt buộc phải xin giấy phép hoặc bắt buộc phải chứng nhận hợp quy thường sẽ bị tạm giữ lại, chưa được thông quan cho tới khi có văn bản xác nhận sản phẩm có phải xin giấy phép hay không do cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về sản phẩm đó ban hành. Do vậy, chuẩn bị trước các văn bản xác nhận, giám định sản phẩm sẽ là giải pháp tuyệt vời để đảm bảo việc thông quan thuận lợi, đảm bảo tiến độ dự án và giảm chi phí lưu kho.
Các vướng mắc điển hình trong thực tế nhập khẩu
Có sản phẩm công nghệ thông tin có mã HS thuộc danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất, nhập khẩu theo giấy phép. Tuy nhiên, kể cả khi có HS thuộc danh mục, chỉ có các sản phẩm có đặc tính kỹ thuật trùng với quy định tại Phụ lục của Nghị định 53/2018/NĐ-CP mới phải xin giấy phép mật mã dân sự để nhập khẩu. Ví dụ điển hình là các thiết bị chuyển mạch, chỉ có các thiết bị chuyển mạch có tính năng bảo mật cao, sử dụng cho mạng lõi (Core LAN), hoặc thiết bị chuyển mạch Layer 3 mới thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự để nhập khẩu. Thêm một ví dụ điển hình khác là các công ty xuất nhập khẩu thường bị vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu SIM điện thoại, thẻ RFID (trong nhóm "thẻ thông minh"). Vậy SIM điện thoại, thẻ RFID có thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự không? Trên thực tế, chỉ có một số loại thẻ thông minh đặc biệt có mã hóa nhúng vào thẻ thì mới thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự, các loại SIM điện thoại và thẻ RFID thông thường đều không phải xin giấy phép mật mã dân sự.
Căn cứ theo Thông tư 02/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông thì các thiết bị WLAN 2.4 GHz / 5 GHz có công suất phát sóng vô tuyến dưới 60mW sẽ không thuộc diện bắt buộc phải chứng nhận hợp quy (xin giấy phép nhập khẩu). Vậy làm thế nào để chứng minh cho công suất phát sóng vô tuyến dưới 60mW? Sử dụng tài liệu gì để chứng minh là hợp lệ? Văn bản do cơ quan chức năng nào ban hành thì được chấp thuận?
Theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ tại QCVN 9:2012/BKHCN thì máy hút bụi sử dụng Pin sẽ không bắt buộc phải chứng nhận hợp quy (EMC cho thiết bị gia dụng). Trong thực tế, nhiều lô hàng đã bị tạm dừng để chờ doanh nghiệp giải trình.
Xin giám định sản phẩm về giấy phép chuyên ngành ở đâu?
Thiết bị công nghệ thông tin, tùy theo tính năng, có nhiều cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước dưới đây để làm thủ tục xin văn bản xác nhận
Cơ quan quản lý nhà nước về hợp quy thiết bị vô tuyến: Cục Viễn thông (VNTA)
Cơ quan quản lý nhà nước về nhãn năng lượng: Bộ Công thương (MOIT)
Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng: Cục An toàn thông tin (AIS)
Xin văn bản giám định sản phẩm có mất phí không?
Hiện tại, các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thông quan, ban hành các văn bản xác nhận sản phẩm không phải chứng nhận hợp quy, văn bản xác nhận sản phẩm không phải áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu, giấy phép an toàn thông tin mạng mà không thu phí.
Văn bản giám định có thời hạn hiệu lực bao lâu?
Thông thường giấy giám định sẽ có hiệu lực lâu dài, không xác định thời hạn. Hoặc hiểu theo cách khác, thời hạn hiệu lực của các giấy giám định chính là các căn cứ pháp lý được liệt kê trên giấy phép ví dụ như Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT, Nghị định số 58/2016/NĐ-CP, Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg. Trong trường hợp các quy định này mất hiệu lực, hoặc được bổ sung hoặc sửa đổi thay thế bởi 1 văn bản pháp quy khác thì giấy giám định chỉ còn giá trị tham khảo.
Xin văn bản xác nhận mất bao nhiêu thời gian?
Thông thường các cơ quan quản lý nhà nước (liệt kê trên) sẽ ban hành văn bản giám định sản phẩm không phải hợp quy, không phải xin giấy phép nhập khẩu trong thời gian từ 1 - 2 tuần.
Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ của ExtendMax?
Như đã phân tích ở trên, chỉ có các văn bản do cơ quan quản lý nhà nước ban hành mới được cơ quan Hải quan thừa nhận, vậy ExtendMax giúp bạn được những gì?
→ Các kỹ sư và luật sư của ExtendMax nghiên cứu, phân tích đặc tính kỹ thuật của sản phẩm đánh giá sơ bộ và trả lời bạn về việc sản phẩm có thuộc diện phải xin giấy phép hoặc phải chứng nhận hợp quy hay không trong thời gian từ 10 ~ 15 phút. Đồng thời chúng tôi cũng phân tích tổng thể danh sách sản phẩm dự kiến nhập khẩu của doanh nghiệp để đưa ra những lời khuyên về các chính sách quản lý chất lượng áp dụng đối với từng sản phẩm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu.
→ ExtendMax cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm vô tuyến, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin nên có thể đánh giá về yêu cầu đối với toàn bộ các loại giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, giấy phép chuyên ngành CNTT. Có thể tư vấn cho doanh nghiệp các thủ tục cần thiết theo quy định và góc nhìn của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến sản phẩm, bao gồm các thủ tục về giấy chứng nhận hợp quy, giấy phép mật mã dân sự, giấy phép an toàn thông tin mạng, kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng...
→ Trong trường hợp sản phẩm không thuộc diện phải xin giấy phép hoặc không phải chứng nhận hợp quy, chúng tôi tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ trong thời gian nhanh nhất
→ Trong trường hợp sản phẩm thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự hoặc giấy phép an toàn thông tin mạng, ExtendMax tư vấn và hỗ trợ khách hàng các thủ tục và điều kiện cần thiết để xin giấy phép
→ Trong trường hợp sản phẩm thuộc diện phải chứng nhận hợp quy, ExtendMax tư vấn và hỗ trợ khách hàng các thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, thử nghiệm, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
→ Trong trường hợp sản phẩm thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng, ExtendMax tư vấn và hỗ trợ khách hàng các thủ tục đăng ký kiểm tra hiệu suất, thử nghiệm kiểm tra hiệu suất, công bố dán nhãn năng lượng
Thông tin liên hệ để được tư vấn chi tiết
CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM
Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066
Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn
Hotline chuyên gia tư vấn giấy phép Trần Thanh Phương: 0915 836 555
Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Nếu bạn thấy bài viết hướng dẫn của chúng tôi là hữu ích và có giá trị áp dụng trong thực tế, xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá ở phần dưới của bài viết, để lại bình luận, và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Đánh giá của bạn sẽ là động lực lớn để chúng tôi viết các hướng dẫn thủ tục chi tiết hơn, có giá trị hướng dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu
↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓