Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thẻ thông minh, thẻ từ, thẻ và nhãn RFID, SIM điện thoại

Tác giảTrần Thanh Phương

Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu thẻ thông minh, thẻ nhận dạng RFID, thẻ từ, nhãn giấy có tích hợp mạch RFID

Ngày nay thẻ thông minh, thẻ nhận dạng, nhãn RFID, SIM điện thoại ngày càng được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam để phục vụ các mục đích quản lý hàng hóa trong kho bãi, nhà máy, siêu thị. Việc nhập khẩu những thẻ từ, nhãn giấy RFID này tưởng như đơn giản, nhưng lại gặp nhiều vướng mắc trong thực tế xuất nhập khẩu và thông quan do mã HS của sản phẩm thuộc danh mục phải xin giấy phép, kiểm tra chất lượng nhà nước. Chúng tôi cung cấp bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thẻ thông minh để giúp bạn giải đáp các lầm tưởng trong quá trình làm chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa, xử lý được các khó khăn gặp phải khi làm thủ tục hải quan và có cái nhìn toàn cảnh về quy trình nhập khẩu cũng như chính sách kiểm tra chuyên ngành đối với các loại thẻ thông minh phổ biến này.

Tóm tắt chính sách chuyên ngành để nhập khẩu các loại thẻ thông minh như sau:

Loại thẻ thông minh Chính sách chuyên ngành áp dụng Tự nguyện hay bắt buộc Ghi chú
SIM điện thoại Giấy xác nhận không có mật mã dân sự Tự nguyện  
SIM M2M sử dụng trong thiết bị chuyên dụng Giấy xác nhận không có mật mã dân sự Tự nguyện Áp dụng với loại không có mã hóa
Giấy phép mật mã dân sự Bắt buộc Áp dụng với loại có nhúng mã hóa
Thẻ RFID tag, nhãn RFID (không có nguồn điện) Giấy xác nhận không có mật mã dân sự Tự nguyện  
Thẻ RFID tag active (loại có nguồn điện) Kiểm tra chuyên ngành của Bộ TT&TT Bắt buộc Áp dụng với loại có pin bên trong
Giấy xác nhận không có mật mã dân sự Tự nguyện  
Chip máy tính (CPU), RAM máy tính Giấy xác nhận không có mật mã dân sự Tự nguyện  
Ổ cứng máy tính Giấy xác nhận không có mật mã dân sự Tự nguyện Áp dụng với loại không có mã hóa
Giấy phép mật mã dân sự Bắt buộc Áp dụng với loại ổ tự mã hóa SED
Thẻ thông minh khác Liên hệ với các chuyên gia của ExtendMax để được hỗ trợ    

huong-dan-thu-tuc-nhap-khau-the-thong-minh-rfid

Thẻ nhận dạng, thẻ thông minh là gì

Thẻ thông minh là những loại thẻ có gắn chíp điện tử hoặc vi mạch để xử lý và lưu trữ thông tin. Thẻ thông minh còn được gọi là "thẻ gắn chip" hoặc "thẻ tích hợp vi mạch", có tên gọi tiếng Anh là integrated circuit card (ICC). Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều ví dụ về thẻ thông minh như thẻ SIM điện thoại, thẻ ATM ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ căn cước, thẻ từ quản lý ra vào các tòa nhà hoặc bãi để xe...

Thẻ nhận dạng RFID là những loại thẻ thông minh hoặc nhãn giấy được tích hợp mạch điện tử sử dụng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến điện (Radio Frequency Identification) để nhận dạng đối tượng cần quản lý hoặc kiểm soát an ninh. Trong tiếng Anh, thẻ RFID được gọi là RFID tag. Một hệ thống nhận dạng thông thường bao gồm 2 phần: thẻ nhận dạng có tích hợp chip nhận dạng và đầu đọc (RFID reader) để xử lý, đọc các dữ liệu được ghi trên thẻ.

 

Phân loại thẻ từ, thẻ thông minh

Có nhiều cách để phân loại thẻ nhận dạng thông minh, dưới đây là một số cách phân loại dễ hiểu.

Phân loại thẻ RFID theo tần số hoạt động

  • Thẻ nhận dạng NFC: sử dụng tần số 13.56MHz
  • Thẻ RFID nói chung: sử dụng tần số LF 125kHz, hoặc UHF 860MHz~925MHz.

Phân loại theo chức năng, hình dạng vật lý

  • Thẻ từ bằng nhựa plastic hình chữ nhật có kích thước bỏ túi (VD thẻ từ thường sử dụng trong các bãi gửi xe, thẻ ra vào tòa nhà, thẻ tín dụng ngân hàng...)
  • Nhãn giấy tích hợp chíp RFID để gắn trên sản phẩm hoặc bao bì để kiểm soát quá trình sản xuất, xuất nhập kho, theo dõi và phân loại hàng hóa...
  • Các loại thẻ thông minh có kích thước nhỏ để tích hợp vào thiết bị khác ví dụ như SIM điện thoại hoặc SIM M2M sử dụng để truyền dữ liệu ở các thiết bị công nghiệp
  • Thẻ RFID tag hình dạng khác (loại này thường có pin, được sử dụng để theo dõi động vật hoặc hàng hóa trong siêu thị từ khoảng cách xa hơn thẻ thông thường)
  • Các linh kiện máy tính và điện thoại như bộ nhớ RAM, thẻ nhớ. Ổ cứng SSD, HDD cũng được coi là một trường hợp đặc biệt của thẻ thông minh

Phân loại theo nguồn năng lượng

  • Thẻ thụ động (RFID passive hoặc NFC passive): Loại thẻ này không có nguồn năng lượng, chỉ sử dụng dòng điện cảm ứng từ để hoạt động, chỉ có thể sử dụng ở khoảng cách rất gần (<10cm)
  • Thẻ chủ động (RFID active tag hoặc NFC active tag): Loại thẻ này có nguồn điện đi kèm trong cùng một vỏ thiết bị, thường là pin đồng xu, có thể hoạt động ở tầm xa hơn thẻ thụ động

Hình dạng các loại thẻ thông minh thường gặp

the-tu-rfid-passive
Thẻ thụ động (passive), không có nguồn điện
nhan-rfid-thu-dong
Nhãn RFID tag (thụ động), không có nguồn điện
the-rfid-chu-dong-active
Thẻ RFID chủ động (có pin bên trong)

 

Mã HS code và thuế suất nhập khẩu

Thẻ nhận dạng có mã HS code 85235200 thuộc nhóm 8523 - Đĩa, băng, các thiết bị lưu trữ bền vững, thể rắn, “thẻ thông minh” và các phương tiện lưu trữ thông tin khác để ghi âm thanh hoặc các nội dung, hình thức thể hiện khác, đã hoặc chưa ghi, kể cả bản khuôn mẫu và bản gốc để sản xuất băng đĩa, nhưng không bao gồm các sản phẩm của Chương 37

Chi tiết về thuế và mã HS cụ thể như sau:

Mô tả hàng hóa

Mã hs Thuế NK thông thường

(%)

Thuế NK ưu đãi

(%)

Thuế GTGT

(%)

-- "thẻ thông minh" 85235200 5 0 10

 

Lầm tưởng trong chính sách nhập khẩu

Do mã HS 85235200 đồng thời thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ TT&TT và danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải xin giấy phép xuất nhập khẩu, rất nhiều bạn đã vô cùng băn khoăn về chính sách kiểm tra chuyên ngành áp dụng đối với thẻ thông minh RFID và gặp nhiều vướng mắc khi thông quan. Vậy loại hàng hóa này có thực sự phải xin giấy phép chuyên ngành hay không? Chúng ta hãy cùng xem các phân tích của chúng tôi dưới đây:

Nhãn RFID, thẻ SIM điện thoại có cần giấy phép mật mã dân sự?

Thẻ thông minh có mã HS 85235200 thuộc danh mục sản phẩm mật mã dân sự phải xin giấy phép xuất nhập khẩu (Nghị định 32/2023/NĐ-CP) khi nó có mô tả như sau:

 

Mã HS Tên gọi Mô tả chức năng mật mã
8523.52.00 - - "Thẻ thông minh"

Sản phẩm là thành phần mật mã trong hệ thống PKI; sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ.

 

Căn cứ theo Nghị định số 53/2018/NĐ-CP:

"Điều 2. Áp dụng Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép

1. Danh Mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mật mã dân sự mà cả mã số HS, tên gọi và mô tả chức năng mật mã trùng với mã số HS, tên gọi và mô tả chức năng mật mã của hàng hóa thuộc Danh Mục."

Kết luận:

  • Các nhãn RFID, thẻ nhận dạng không phải là thành phần mật mã trong hệ thống PKI và cũng không có chức năng bảo mật dữ liệu lưu giữ nên không phải xin giấy phép mật mã dân sự
  • Trong trường hợp có vướng mắc liên quan đến thủ tục xin giấy phép mật mã dân sự mà bạn cần bằng chứng của cơ quan chức năng ban hành, bạn có thể liên hệ với ExtendMax để xin giấy xác nhận sản phẩm không phải là sản phẩm mật mã dân sự để thông quan thuận tiện

Thẻ nhận dạng RFID có phải kiểm tra chuyên ngành, hợp quy?

Thông tư 02/2024/TT-BTTTT có quy định như sau đối với mã HS 8523.52.00 như sau

Tên sản phẩm, hàng hóa Mã HS Mô tả sản phẩm, hàng hóa
Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) 8523.52.00

- Thiết bị thu-phát vô tuyến, lưu trữ thông tin dưới dạng thẻ mang chip điện tử (RF tag), được gắn trên đối tượng cần nhận dạng; chỉ áp dụng đối với loại thẻ có nguồn điện.

Không bao gồm thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) tại mục 4.2 Phụ lục II của Thông tư này.

 

Kết luận: Như bạn đã thấy, danh mục hàng hóa nhóm 2 của Bộ TT&TT chỉ bắt buộc áp dụng kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với loại thẻ RF tag có nguồn điện. Do vậy:

  • Chỉ có một số lượng nhỏ các thẻ RF tag active, loại có nguồn điện (pin đồng xu) mới thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành của Bộ TT&TT.
  • Các loại thẻ RFID passive, nhãn RFID thụ động đều không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép của Bộ TT&TT.
Trong trường hợp bạn gặp vướng mắc khi nhập khẩu loại thẻ thông minh không có nguồn điện (VD nhãn RFID, thẻ từ, thẻ nhận dạng, thẻ ngân hàng) liên quan đến thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước, bạn có thể căn cứ vào khoản 2 điều 1 của Thông tư số 02/2024/TT-BTTTT để giải trình với cán bộ hải quan

 

Bộ hồ sơ nhập khẩu nhãn RFID, SIM điện thoại

Bộ chứng chừ từ nhập khẩu nhãn RFID bao gồm:

  • Vận đơn B/L hoặc AWB
  • Hóa đơn Commercial Invoice
  • PO hoặc Contract mua hàng
  • Tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc catalogue
  • Ảnh chụp sản phẩm (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ CO (nếu có)
  • Giấy xác nhận sản phẩm không phải là mật mã dân sự (nếu có)
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước (chỉ áp dụng đối với loại thẻ có nguồn điện)
 Đừng bỏ qua: Hướng dẫn lập full bộ chứng từ xuất nhập khẩu 

 

Quy trình nhập khẩu thẻ RFID, thẻ thông minh

Theo hướng dẫn ở trên, phần lớn thẻ thông minh nhập khẩu không thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, bạn có thể thực hiện quy trình nhập khẩu như hàng hóa thông thường. Đối với loại thẻ thông minh có thu phát sóng vô tuyến, có nguồn điện riêng (pin hoặc nguồn DC cấp qua dây dẫn), chúng ta thực hiện theo quy trình nhập khẩu sau đây

Bước 1: Kiểm tra tần số thu phát sóng xem có phù hợp với Thông tư về tần số được miễn giấy phép sử dụng hay không (nếu không phù hợp thì không được nhập khẩu).

Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Cục Viễn thông

Bước 3: Mở tờ khai tại chi cục hải quan cửa khẩu

Bước 4: Thông quan, lấy hàng về kho của doanh nghiệp

Bước 5: Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy

Bước 6: Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp)

Bước 7: Dán tem hợp quy ICT và bán hàng, hoặc tự sử dụng

 

Trên đây là toàn bộ các lưu ý về thủ tục nhập khẩu thẻ từ, thẻ RFID và thẻ thông minh nói chung do các chuyên gia của ExtendMax hướng dẫn. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các bước chuẩn bị và thực hiện thủ tục thông quan thuận lợi, nhanh chóng.

Lưu ý: Đối với loại thẻ RFID active (phải chứng nhận hợp quy), chỉ loại sử dụng tần số 125kHz, 13.56MHz, 918.4MHz ~ 923MHz mới được nhập khẩu. Các loại thẻ active sử dụng dải tần rộng hơn (bao trùm) dải tần 918.4MHz ~ 923MHz thuộc diện không được phép sử dụng ở Việt Nam (căn cứ theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT về tần số được miễn giấy phép)

 

Rất hữu ích cho bạn: Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu và chứng nhận hợp quy máy đọc thẻ RFID

 

Theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkIn để được cập nhật những thông tin mới nhất

Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Thương mại. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về các quy định pháp luật, thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội