Chứng chỉ COP (Compliance of Production) là điều kiện tiên quyết để nhập khẩu sản phẩm linh kiện xe máy, ô tô mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Không chỉ là thủ tục pháp lý, COP còn là minh chứng cho hệ thống kiểm soát chất lượng sản xuất của doanh nghiệp đạt chuẩn – và là “chìa khóa” để doanh nghiệp mở cánh cửa thị trường Việt Nam một cách suôn sẻ, chuyên nghiệp và hợp pháp. Trong bài viết này, ExtendMax sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ COP là gì, ai cần có, thủ tục xin COP ra sao.
1. Chứng chỉ COP là gì?
1.1 Khái niệm chứng chỉ COP
COP (Compliance of Production) là chứng chỉ xác nhận năng lực đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng loạt. Tại Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam là đơn vị duy nhất có thẩm quyền cấp chứng chỉ COP cho các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực ô tô, xe máy và linh kiện. Chứng chỉ này xác nhận rằng doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát chất lượng đủ điều kiện để duy trì chất lượng sản phẩm theo quy định – từ nguyên vật liệu đầu vào đến quá trình lắp ráp, thử nghiệm, và kiểm tra thành phẩm.
Chứng chỉ COP là bắt buộc đối với các linh kiện, thiết bị thuộc danh mục sản phẩm bắt buộc kiểm tra chất lượng tại Việt Nam – được quy định theo các QCVN của Bộ Giao thông Vận tải nay là Bộ Xây dựng sau sáp nhập.
Ví dụ: Pin, ắc quy điện dùng cho xe máy điện: QCVN 91:2024/BGTVT
Doanh nghiệp nhập khẩu hoặc lắp ráp nếu không có chứng chỉ COP hợp lệ sẽ không được thực hiện thủ tục chứng nhận chất lượng theo quy chuẩn hoặc thông quan hàng hóa.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thông tư 54/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới.

Cục Đăng kiểm Việt Nam là đơn vị duy nhất có thẩm quyền cấp chứng chỉ COP
1.2 Đánh giá COP
Đánh giá COP là quá trình xem xét và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, quy trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm và hoạt động kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất. Quá trình này phải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định đối với kiểu loại sản phẩm đó.
1.3 Đánh giá COP dựa trên các yếu tố nào?
Quá trình đánh giá COP nhằm mục đích thẩm định và đánh giá các yếu tố sau:
- Hệ thống quản lý chất lượng: Đánh giá xem cơ sở sản xuất có thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hay không. Điều này bao gồm việc xác định và thực hiện các quy trình, quy định để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Quy trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm: Đánh giá các quy trình sản xuất và lắp ráp sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật. Quá trình này bao gồm kiểm tra liệu quy trình sản xuất và lắp ráp có được thực hiện đúng cách và có tuân thủ các quy định cụ thể hay không.
- Hoạt động của hệ thống kiểm tra chất lượng: Đánh giá hiệu suất và tính chính xác của hệ thống kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất. Điều này bao gồm việc kiểm tra liệu quy trình kiểm tra chất lượng có đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật hay không, cũng như tính đúng đắn và đáng tin cậy của kết quả kiểm tra.
Xem thêm: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Nhanh gọn – Uy tín
2. Vai trò của chứng chỉ COP
Mục đích chính của Đánh giá COP là đảm bảo chất lượng An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường đối với kiểu loại xe được đăng ký chứng nhận chất lượng. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định áp dụng cho loại sản phẩm đó, từ đó đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và duy trì uy tín của sản phẩm trên thị trường.
Giá trị thực tiễn của chứng chỉ COP:
- Giảm chi phí và thời gian thử nghiệm: Với COP hợp lệ, doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức đánh giá phù hợp như thử nghiệm mẫu điển hình thay vì thử nghiệm từng lô hàng. Theo đó, ở những lô nhập sau, doanh nghiệp có COP không cần tiến hành thử nghiệm cho từng lô hàng.
- Nâng cao uy tín nhà cung cấp: Được cấp COP bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam là minh chứng rõ ràng cho năng lực kiểm soát chất lượng của nhà máy.
- Hợp thức hóa thủ tục nhập khẩu: Là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ chứng nhận chất lượng, đăng ký kiểm tra chất lượng để thông quan lô hàng.

Xem thêm: Thủ tục công bố nhãn tiết kiệm năng lượng | Hướng dẫn từ A-Z
3. Đối tượng áp dụng chứng chỉ COP
Đối tượng thực hiện Đánh giá COP bao gồm hai nhóm chính:
- Cơ sở sản xuất xe cơ giới: Đây là những cơ sở sản xuất chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và lắp ráp các loại xe cơ giới như ô tô, xe máy, xe tải, xe buýt, và các loại phương tiện giao thông khác. Các cơ sở này phải thực hiện Đánh giá COP để đảm bảo rằng quy trình sản xuất và lắp ráp xe đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định, từ đó đảm bảo an toàn và chất lượng cho người sử dụng.
- Cơ sở sản xuất linh kiện, phụ tùng xe cơ giới: Đối với các nhà sản xuất linh kiện và phụ tùng, Đánh giá COP cũng là một phần quan trọng của quy trình sản xuất. Các cơ sở sản xuất này cung cấp các linh kiện và phụ tùng cho các nhà sản xuất xe cơ giới và phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, từ đó đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của các phương tiện giao thông.
Đối tượng thực hiện Đánh giá COP phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình được quy định bởi cơ quan quản lý nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Hay nói tóm lại, Chứng chỉ COP được yêu cầu với các đối tượng sau:
- Nhà sản xuất linh kiện (như pin, đèn chiếu sáng, gương chiếu hậu, phanh, ắc quy…)
- Nhà sản xuất xe máy, ô tô
- Nhà cung cấp phụ tùng OEM cho các hãng xe

Đối tượng áp dụng chứng chỉ COP
Xem thêm: Chứng nhận hợp quy, các phương thức chứng nhận và chi phí | Hướng dẫn toàn diện
4. Quy trình cấp chứng chỉ COP
Để được cấp COP, doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau:
Bước 1. Đăng ký đánh giá COP tới Cục Đăng kiểm Việt Nam
Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị đánh giá COP tại nhà sản xuất tới Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Bước 2. Đánh giá điều kiện sản xuất tại nhà máy
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ COP, bao gồm:
- Bản mô tả hệ thống quản lý chất lượng
- Danh mục thiết bị kiểm tra – đo lường
- Kết quả thử nghiệm sản phẩm theo QCVN tương ứng
Cục Đăng kiểm cử đoàn kiểm tra trực tiếp đến cơ sở sản xuất (nội địa hoặc nước ngoài) đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng, khả năng truy xuất và kiểm soát lô sản xuất, cụ thể:
- Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng: Kiểm tra và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn COP.
- Đánh giá quy trình sản xuất, lắp ráp: Xem xét và đánh giá các quy trình sản xuất và lắp ráp để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn.
- Kiểm tra chất lượng: Thực hiện kiểm tra chất lượng trên dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng COP.
- Đánh giá chất lượng sản phẩm mẫu: Tiến hành đánh giá chất lượng trên các mẫu sản phẩm để xác định xem chúng có đáp ứng các tiêu chuẩn COP hay không.
Bước 3. Cấp chứng chỉ và thông báo COP hợp lệ
Chứng chỉ COP có giá trị để thực hiện thủ tục nhập khẩu, chứng nhận chất lượng tùy theo loại sản phẩm
- Nếu đạt yêu cầu: Nếu sau quá trình đánh giá COP, cơ sở sản xuất hoặc nhà sản xuất đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu về chất lượng An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại hoặc Giấy chứng nhận chất lượng linh kiện, phụ tùng xe cơ giới.
+ Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại: Được cấp cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, nhằm xác nhận rằng sản phẩm đó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về chất lượng.
+ Giấy chứng nhận chất lượng linh kiện, phụ tùng: Được cấp cho các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng, xác nhận rằng sản phẩm đó đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về chất lượng để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp.
Chú ý: Cơ quan chứng nhận đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận chất lượng linh kiến nếu COP hết hiệu lực không đánh giá lại (chi tiết Điều 14 – Thông tư 54/2024/TT-BGTVT)
- Nếu không đạt yêu cầu: Trong trường hợp sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng ATKT & BVMT sau quá trình đánh giá COP, cơ sở sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm khắc phục vi phạm. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng các yêu cầu quy định.
Sau khi thực hiện các biện pháp cải thiện, cơ sở sản xuất có thể yêu cầu được đánh giá lại COP để xác định xem họ đã đạt được yêu cầu chất lượng hay chưa. Đánh giá lại này sẽ đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường trước khi được phép đi vào sản xuất hoặc sử dụng trong xe cơ giới.
Hiệu lực chứng chỉ COP có thời hạn 01-03 năm tùy kiểu loại, linh kiện. Trong thời hạn này, Đánh giá định kỳ được thực hiện hàng năm một lần đối với các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại. Quy trình này bao gồm các bước tương tự như đánh giá lần đầu. Hoặc, Đánh giá đột xuất được thực hiện khi có dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm, quy trình này giúp xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn và bảo vệ môi trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Xem thêm: Giấy phép nhập khẩu là gì? Tư vấn giấy phép nhập khẩu uy tín
5. Mẫu chứng chỉ COP

Trên đây là những thông tin tổng quan về chứng chỉ COP, ExtendMax hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu được vai trò của COP các bước cơ bản để đăng ký COP hiệu quả.
Mọi yêu cầu về dịch vụ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu và thủ tục nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ExtendMax để được hỗ trợ tốt nhất!
Liên hệ tư vấn:
CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM
Địa chỉ ĐKKD: P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng, Tp. Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT.Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Nội
Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066
Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn