The Stevie Awards
SME100 Châu Á
People's Choice Stevie Awards
Top 5 Công ty Dịch vụ pháp lý tốt nhất
World Business Outlook Awards
Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tốt nhất Việt Nam 2025

Giấy phép nhập khẩu là gì? Tư vấn giấy phép nhập khẩu uy tín

ExtendMax sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện nhất về giấy phép nhập khẩu – từ định nghĩa pháp lý, các loại giấy phép phổ biến, đến quy trình thực hiện và các lưu ý thực tiễn giúp bạn tránh sai sót và tối ưu chi phí.

Bạn đang tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam? Đây là bước quan trọng trong quy trình xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành. Trong bài viết này, ExtendMax sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện nhất về giấy phép nhập khẩu – từ định nghĩa pháp lý, các loại giấy phép phổ biến, đến quy trình thực hiện và các lưu ý thực tiễn giúp bạn tránh sai sót và tối ưu chi phí.

 

1. Giấy phép nhập khẩu là gì?

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp phép cho các tổ chức cá nhận nhập khẩu một mặt hàng nhất định vào lãnh thổ của nước đó.

Tại Việt Nam, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa là thủ tục mà doanh nghiệp bắt buộc cần phải thực hiện nếu muốn nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu,... từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam, với nhiều mục đích khác nhau. Việc có giấy phép nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật mà còn đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi, tránh rủi ro bị phạt hoặc tịch thu.

Hiện tai, hầu như giấy phép của các loại mặt hàng hiện nay đều do Bộ Công Thương cấp phép. Với những mặt hàng mà giấy phép được phân quyền cho Bộ, Ban ngành khác để quản lý sẽ được quy định tổng hợp trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Để kiểm tra mặt hàng có thuộc diện phải xin giấy phép hay không, doanh nghiệp có thể tra cứu trên Cổng thông tin một cửa quốc gia tại địa chỉ: https://vnsw.gov.vn. Trong phần trang chủ, nhấp vào mục “MỘT CỬA QUỐC GIA” (sau đó doanh nghiệp nhấp vào tên thủ tục để download những tài liệu liên quan).

Tại Việt Nam, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa là thủ tục mà doanh nghiệp bắt buộc cần phải thực hiện

Tại Việt Nam, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa là thủ tục mà doanh nghiệp bắt buộc cần phải thực hiện

 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập bộ chứng từ xuất nhập khẩu | Chi tiết từ A-Z

 

2. Các loại giấy phép nhập khẩu phổ biến

  • Giấy phép nhập khẩu tự động: Áp dụng cho nhiều loại hàng hóa phổ thông, quy trình cấp phép nhanh, thủ tục đơn giản. Giấy phép được cấp ngay khi tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Giấy phép nhập khẩu không tự động: Dành cho hàng hóa thuộc diện quản lý chặt chẽ như thiết bị mã hóa, thiết bị an toàn thông tin, dược phẩm, hóa chất, phế liệu... Giấy phép được cấp sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ và các điều kiện nhập khẩu của tổ chức, cá nhân.
  • Giấy phép nhập khẩu đặc biệt: Áp dụng cho hàng hóa mang tính đặc thù cao, yêu cầu hồ sơ chuyên biệt, ví dụ: thiết bị CNTT đã qua sử dụng, thiết bị mật mã dân sự, thiết bị y tế cũ.

>>> Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Hỗ trợ toàn quốc – Thủ tục nhanh gọn

 

3. Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu

Doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau để được cấp giấy phép nhập khẩu, bao gồm:

Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép: Pháp luật đã đưa ra quy định những loại hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu thì phải đi kèm theo giấy phép của Bộ, Ngành có liên quan.

Những chủ thể có thể xin cấp giấy phép hàng hoá nhập khẩu theo quy định của Nhà nước đó là: 

  • Các doanh nghiệp tại Việt Nam không có vốn đầu tư của những tổ chức hay công ty, doanh nghiệp nước ngoài
  • Các công ty, doanh nghiệp hay chi nhánh có vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài đặt cơ sở tại Việt Nam đều phải thực hiện theo những quy định nhập khẩu tại Việt Nam và lộ trình xin cấp phép của Bộ Công Thương đã công bố, khi muốn xin cấp giấy phép hàng hóa nhập khẩu.
Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu là gì
Điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu

 

>>> Xem thêm: Dịch vụ công bố hợp quy | Uy tín – Tiết kiệm

 

4. Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

Theo quy định tại Phụ lục III của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, danh mục hàng hóa nhập khẩu cần giấy phép bao gồm:

- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, diệt nấm, diệt chuột, diệt mối, diệt rệp.

- Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phần mềm, thiết bị phần mềm, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật về quản lý công nghệ.

- Các loại hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, môi trường, an toàn quốc gia, lợi ích công cộng gồm:

  • Hàng hóa có ảnh hưởng đến môi trường: Phế liệu, chất thải, hóa chất độc hại, chất phóng xạ; Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
  • Hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, diệt nấm, diệt chuột, diệt mối, diệt rệp.
  • Hàng hóa có ảnh hưởng đến an toàn quốc gia, lợi ích công cộng: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, tiền chất nổ, hóa chất, chất phóng xạ, thiết bị, vật tư có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

ExtendMax hỗ trợ thủ tục đăng ký giấy phép nhập khẩu hàng CNTT 

>>> Xem thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác | Hiệu quả - An toàn

 

5. Xin giấy phép nhập khẩu ở đâu?

Theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thuộc về các cơ quan nhà nước sau:

  • Bộ Công Thương: Cấp giấy phép nhập khẩu đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục III của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trừ các loại hàng hóa thuộc thẩm quyền cấp phép của các Bộ, ngành khác.
  • Các Bộ, ngành khác: Cấp giấy phép nhập khẩu đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục III của Nghị định 69/2018/NĐ-CP theo lĩnh vực quản lý của mình.

Cụ thể, thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa cụ thể như sau:

Loại hàng hóa

Cơ quan có thẩm quyền

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

Bộ Y tế.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, diệt nấm, diệt chuột, diệt mối, diệt rệp

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, phần mềm, thiết bị phần mềm, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa theo quy định của pháp luật về quản lý công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Phế liệu, chất thải, hóa chất độc hại, chất phóng xạ

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, tiền chất nổ, hóa chất, chất phóng xạ, thiết bị, vật tư có liên quan đến quốc phòng, an ninh

Bộ Quốc phòng

 


Doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu tại cơ quan có thẩm quyền 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chứng nhận hợp quy | Tư vấn thủ tục, chi phí toàn diện

 

6. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu (theo mẫu quy định)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Hợp đồng thương mại (sale contract)
  • Hóa đơn thương mại (invoice)
  • Phiếu đóng gói (packing list)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
  • Catalog sản phẩm, tài liệu kỹ thuật
  • Giấy chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn (nếu có)
  • Các giấy phép chuyên ngành đi kèm (nếu thuộc diện quản lý đặc biệt)

Tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu có thể yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ khác. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phải được lập thành 01 bộ và nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm những gì

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký giấy phép nhập khẩu thiết bị CNTT cũ đã qua sử dụng | Quy trình chi tiết

 

7. Quy trình xin giấy phép nhập khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: Bộ Công Thương, Bộ KHCN, Bộ Y tế, Bộ TN&MT…

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận kiểm tra, thẩm định hồ sơ

Bước 4: Bổ sung hồ sơ (nếu có yêu cầu)

Bước 5: Ra quyết định cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu hoặc thông báo từ chối cấp giấy phép nhập khẩu.

 Bước 6: Nhận giấy phép nhập khẩu hàng hóa

Ngoài ra, việc cấp sửa đổi và bổ sung giấy phép hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu do bị mất, thất lạc sẽ được thực hiện theo nguyên tắc như sau:

  • Các doanh nghiệp chỉ phải nộp những giấy tờ, chứng từ liên quan đến các nội dung cần sửa đổi hoặc bổ sung
  • Thời hạn cấp sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại sẽ không được dài hơn thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu
  • Trường hợp nếu từ chối sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy phép nhập khẩu, thì Bộ hay Cơ quan ngang Bộ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp

Bộ hay Cơ quan ngang Bộ, cùng với Cơ quan có thẩm quyền, sẽ căn cứ theo quy định trong Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và quy định Nhà nước ban hành, để đưa ra những quy định chi tiết về hồ sơ xin cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép của các doanh nghiệp.

Dưới đây là những văn bản hướng dẫn làm thủ tục, giấy phép nhập khẩu hàng hóa cho một số loại hàng hóa: 

  • Nghị định số 47/2011/NĐ-CP: Hàng tem bưu chính
  • Thông tư số 14/2011/TT-BTTTT: Hàng thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện
  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT: Hàng sản phẩm mỹ phẩm
  • Thông tư số 40/2011/TT-BCT: Hàng hóa chất nhập khẩu
  • Thông tư số 42/2013/TT-BCT: Hàng tiền chất công nghiệp
  • Thông tư số 26/2012/TT-BCT: Hàng tiền chất thuốc nổ
  • Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT: Hàng thuốc bảo vệ thực vật, động thực vật hoang dã, thức ăn chăn nuôi, thủy sản sống, thuốc thú y,…
Quy trình xin giấy phép nhập khẩu

ExtendMax tư vấn quy trình xin giấy phép nhập khẩu

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục xin Giấy phép gia công hàng hóa CNTT cũ | Uy tín – Nhanh gọn

 

8. Đơn vị tư vấn giấy phép nhập khẩu hàng CNTT tại Việt Nam

ExtendMax là đơn vị tư vấn giấy phép nhập khẩu uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị CNTT, tư vấn giấy phép gia công, giấy phép nhập khẩu sản phẩm CNTT cũ, chứng nhận hợp quy, giấy phép mã hóa dân sự.

Dưới đây là những lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của ExtendMax:

Đội ngũ nhân sự nhân sự giàu kinh nghiệm: ExtendMax có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, hoàn thành nhiều dự án phức tạp với kết quả ấn tượng.

Gặt hái nhiều giải thưởng trong nước và nước ngoài: Bao gồm nhiều giải thưởng danh giá uy tín hàng đầu thế giới như SME100 Asia Award (2023 & 2024)  , Stevie Awards (2025).

Cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ tư vấn trọn gói xoay quanh các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử, như:

Tiết kiệm – nhanh gọn: Với quy trình làm việc hiệu quả, ExtendMax đảm bảo việc thực hiện thủ tục nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng, đối tác.

Hiện ExtendMax đã và đang là nhà cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, đối tác đến từ 30 quốc gia bao gồm các cường quốc về công nghệ như Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia, Singapore. Trong đó có nhiều thương hiệu toàn cầu như IBM, Dell, LEGO, Fujitsu, Lenovo.

Trên đây là bài viết của ExtendMax cung cấp các thông tin liên quan đến giấy phép nhập khẩu. Trong trường hợp bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Extendmax xin hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Liên hệ tư vấn:

CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

Địa chỉ ĐKKD: P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT.Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066

Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn

 

ExtendMax
ExtendMax

Đội ngũ chuyên gia của ExtendMax là các luật sư, kỹ sư giàu kinh nghiệm thực tế và am hiểu về quy định chính sách về chứng nhận hợp quy, công bố dán nhãn năng lượng, tư vấn xin giấy phép mật mã dân sự, an toàn thông tin mạng, nhập khẩu ủy thác thiết bị CNTT. Các bài viết do đội ngũ ExtendMax thực hiện đều dựa trên cơ sở nghiên cứu chuyên sâu các chính sách liên quan và có bổ sung các kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn xin giấy phép và làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Dịch vụ chứng nhận hợp quy Extendmax
        Dịch vụ giấy phép mật mã dân sự extendmax
        Dịch vụ thử nghiệm thiết bị ict extendmax
        Dịch vụ công bố nhãn hiệu suất năng lượng extendmax
        Dịch vụ extendmax chuyên nghiệp
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam