Việc đăng ký giấy phép gia công sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) cũ là một thủ tục quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật khi nhập khẩu thiết bị gia công, tái chế, hoặc sửa chữa các thiết bị CNTT đã qua sử dụng. Trong bài viết này, ExtendMax sẽ cung cấp tư vấn chi tiết từ A-Z, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt các bước cần thiết để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép gia công hàng CNTT cũ đã qua sử dụng.
1. Giấp phép gia công sản phẩm CNTT cũ
Giấy phép gia công sản phẩm CNTT cũ hay giấy phép nhập khẩu sản phẩm CNTT cũ nhằm mục đích gia công là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhập khẩu để gia công, tái chế, sửa chữa thiết bị CNTT đã qua sử dụng.
Các sản phẩm CNTT cũ thường bao gồm:
- Máy tính để bàn, laptop, all-in-one PC
- Máy chủ (server)
- Thiết bị viễn thông: router, switch, access point
- Thiết bị điện tử tiêu dùng: camera, điện thoại, tablet

>>> Xem thêm: Kiểm tra chất lượng máy tính nhập khẩu | Hỗ trợ toàn quốc – Tiết kiệm chi phí
2. Tại sao phải có giấy phép gia công hàng công nghệ cũ?
Sản phẩm CNTT cũ là sản phẩm thuộc danh mục cấm nhập khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên, Quyết định số 31/2019/QĐ-TTg quy định 02 trường hợp được nhập khẩu thiết bị CNTT cũ đã qua sử dụng trong đó có trường hợp “Nhập khẩu thiết bị CNTT đã qua sử dụng để gia công sửa chữa tiêu thụ ở nước ngoài”. Vì vậy để có thể nhập khẩu thiết bị vào Việt Nam và tiến hành gia công, các doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị công nghệ cũ đã qua sử dụng trong trường hợp này.
Ngoài ra, gia công các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu, là lĩnh vực nhạy cảm về môi trường và chất lượng. Do đó, Nhà nước quy định doanh nghiệp cần xin giấy phép để:
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm sau gia công
- Ngăn chặn thiết bị kém chất lượng hoặc không đạt chuẩn lưu thông trên thị trường
- Đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường, an toàn thông tin
Nếu không có giấy phép nhập khẩu hàng CNTT cũ nhằm mục đích gia công, doanh nghiệp có thể đối mặt với:
- Bị từ chối thông quan hàng hóa
- Bị xử phạt hành chính hoặc thu hồi hàng hóa
- Ảnh hưởng uy tín và hoạt động kinh doanh

Nếu không có giấy phép, doanh nghiệp có thể bị từ chối thông quan hàng hóa
>>> Xem thêm: Công bố hiệu suất năng lượng thiết bị điện tử | Uy tín – Nhanh gọn
3. Doanh nghiệp xin giấy phép gia công thiết bị CNTT cũ cần đáp ứng điều kiện gì?
Để được phép nhập khẩu thiết bị CNTT đã qua sử dụng nhằm mục đích gia công, doanh nghiệp nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
1) Người nhập khẩu là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam
2) Người nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu cụ thể về thủ tục hồ sơ quy định tại Quyết định số 18/2016/QĐ-TTg và Quyết định số 31/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP và Nghị định số 77/2023/NĐ-CP của Chính phủ đối với từng trường hợp nhập khẩu tương ứng
3) Đối với thiết bị IT là sản phẩm mật mã dân sự hoặc sản phẩm an toàn thông tin mạng, doanh nghiệp nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu cấp phép của 2 loại giấy phép đặc biệt này.

Các thiết bị IT là sản phẩm mật mã dân sự cần chú ý xin giấy phép MMDS
>>> Xem thêm: 10 trường hợp được phép nhập khẩu thiết bị CNTT cũ đã qua sử dụng
4. Quy trình đăng ký giấy phép gia công sản phẩm CNTT cũ
4.1 Hồ sơ đăng ký giấy phép nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cho phép Nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng để gia công sửa chữa cho nước ngoài như dưới đây:
- Văn bản cam kết và đề nghị cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài của thương nhân theo mẫu số 2 (01 bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (01 bản sao có chứng thực);
- Hồ sơ năng lực của thương nhân bao gồm: Cơ sở, nhà máy sản xuất; hệ thống dây chuyền, thiết bị, thực hiện hoạt động gia công sửa chữa phù hợp với từng loại sản phẩm; nhân lực đáp ứng quy mô sản xuất; năng lực tài chính: (01 bản chính).
- (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này);
- Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án thực hiện hoạt động gia công sửa chữa theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy mô, công suất, tính chất sản phẩm của dự án: 01 bản sao có chứng thực. (Đối với các thương nhân đã được cấp phép, nếu Hợp đồng gia công mới hoặc điều chỉnh, bổ sung không làm thay đổi quy mô, công suất, chủng loại, tính chất sản phẩm của dự án thì không phải nộp tài liệu này);
- Hợp đồng thực hiện hoạt động gia công sửa chữa với thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc bản sao công chứng).
4.2 Các bước đăng ký giấy phép gia công sản phẩm CNTT cũ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu cần)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định cho phép thực hiện hoạt động gia công sửa chữa hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài.
Trong trường hợp không cho phép, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3: Cấp giấy phép nếu hồ sơ doanh nghiệp đủ điều kiện
Sau khi có giấy phép nhập khẩu sản phẩm nhằm mục đích gia công, doanh nghiệp thực hiện Thủ tục nhập khẩu hàng hóa CNTT đã qua sử dụng như sau:
- Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu thiết bị CNTT đã qua sử dụng
- Bước 2: Cho xuất khẩu hàng CNTT đã qua sử dụng về Việt Nam
- Bước 3: Thực hiện các bước mở tờ khai như hàng hóa mới
- Bước 4: Truyền tờ khai kèm theo các giấy phép đã được cấp
- Bước 5: Nộp thuế và thực hiện các thủ tục khác để được thông quan
- Bước 6: Sau nhập khẩu, doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định
>>> Xem thêm: Nhập khẩu ủy thác là gì? Hỗ trợ nhập khẩu ủy thác tại Việt Nam
5. Những lưu ý quan trọng khi xin giấy phép gia công sản phẩm CNTT cũ
- Xác định đúng loại sản phẩm: Một số sản phẩm tưởng chừng đơn giản nhưng lại thuộc danh mục thiết bị kiểm soát chuyên ngành, yêu cầu giấy phép đặc biệt.
- Đảm bảo quy trình xử lý phế liệu, chất thải: Quy định về môi trường là yếu tố bắt buộc khi gia công sản phẩm CNTT cũ.
- Kiểm tra quy định về mã hóa và an toàn thông tin: Nhiều thiết bị CNTT cũ tích hợp mã hóa, cần xin giấy phép mã hóa dân sự hoặc an toàn thông tin mạng.
6. Dịch vụ tư vấn xin giấy phép gia công sản phẩm CNTT cũ tại ExtendMax
ExtendMax là đơn vị tư vấn giấy phép nhập khẩu uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thiết bị CNTT, tư vấn giấy phép gia công, giấy phép nhập khẩu sản phẩm CNTT cũ, chứng nhận hợp quy, giấy phép mã hóa dân sự.
Đội ngũ nhân sự nhân sự giàu kinh nghiệm: ExtendMax có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, hoàn thành nhiều dự án phức tạp với kết quả ấn tượng.
Gặt hái nhiều giải thưởng trong nước và nước ngoài: Bao gồm nhiều giải thưởng danh giá uy tín hàng đầu thế giới như SME100 Asia Award (2023 & 2024) , Stevie Awards (2025).
Cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ tư vấn trọn gói xoay quanh các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử, như:
- Tư vấn chứng nhận hợp quy và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm công nghệ thông tin.
- Tư vấn xin giấy phép mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng – lĩnh vực pháp lý phức tạp yêu cầu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn.
- Dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác, và dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn quốc tế.
- Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho thiết bị công nghệ thông tin phục vụ các dự án lớn, trung tâm dữ liệu, và sản xuất công nghiệp.
Tiết kiệm – nhanh gọn: Với quy trình làm việc hiệu quả, ExtendMax đảm bảo việc thực hiện thủ tục nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng, đối tác.
Hiện ExtendMax đã và đang là nhà cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, đối tác đến từ 30 quốc gia bao gồm các cường quốc về công nghệ như Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia, Singapore. Trong đó có nhiều thương hiệu toàn cầu như IBM, Dell, LEGO, Fujitsu, Lenovo.
Liên hệ tư vấn đăng ký giấy phép gia công hàng CNTT cũ:
CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM
Địa chỉ ĐKKD: P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT.Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066
Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn
Website: https://extendmax.vn/