QCVN và TCVN là hai khái niệm quan trọng nhưng dễ gây nhầm lẫn trong lĩnh vực quản lý chất lượng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) và TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật, mà còn đảm bảo sản phẩm đủ điều kiện lưu hành, xuất nhập khẩu, đồng thời nâng cao uy tín trên thị trường. Bài viết này, ExtendMax sẽ giúp bạn đọc phân biệt, nhận biết và ứng dụng QCVN TCVN một cách chính xác và hiệu quả nhất.
1. Khái niệm QCVN và TCVN
1.1 Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam là gì?
Khoản 2 Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (viết tắt là QCVN) là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2024, các cơ quan nhà nước đã ban hành 804 QCVN do 13 bộ quản lý, với ba bộ dẫn đầu về số lượng là Bộ Giao thông Vận tải (148 QCVN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (131 QCVN), và Bộ Thông tin và Truyền thông (132 QCVN). Trong khi nhiều bộ có xu hướng giảm số lượng QCVN được ban hành, thì Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải lại có xu hướng gia tăng.
1.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam là gì?
Khái niệm Tiêu chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006. Cụ thể, TCVN là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Việt Nam hiện có khoảng 14.000 TCVN, trong đó lĩnh vực thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 1.700 tiêu chuẩn, tiếp đến là vật liệu xây dựng, môi trường và nông nghiệp.

Xem thêm: QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho Camera giám sát
2. Phân biệt QCVN và TCVN
Điểm khác biệt lớn nhất giữa Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn mang tính chất khuyến nghị, khuyến cáo, tự nguyện áp dụng. Còn quy chuẩn được cơ quan nhà nước ban hành, bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xã hội khác.
Dưới đây là bảng thông tin cung cấp dữ liệu giúp bạn đọc phân biệt Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Tiêu chí phân biệt | Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) | Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) |
Phân loại | + Quy chuẩn kỹ thuật chung: bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình. + Quy chuẩn kỹ thuật an toàn + Quy chuẩn kỹ thuật môi trường + Quy chuẩn kỹ thuật quá trình + Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ (Điều 28 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006) | + Tiêu chuẩn cơ bản + Tiêu chuẩn thuật ngữ + Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật + Tiêu chuẩn phương pháp thử + Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản (Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006) |
Đối tượng áp dụng | Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc. | Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. |
Nguyên tắc áp dụng | Bắt buộc | Tự nguyện |
Hệ thống ký hiệu | + QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) + QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương) | + TCVN (Tiêu chuẩn quốc gia) + TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở) |
Chủ thể ban hành | Cơ quan nhà nước có thẩm quyền | Tổ chức |
Cơ quan công bố | Cơ quan nhà nước | + Cơ quan nhà nước; + Đơn vị sự nghiệp; + Tổ chức xã hội – nghề nghiệp; + Tổ chức kinh tế; |
Trong thương mại | Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh. | Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường. |
Phạm vi áp dụng | Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc từng địa phương và trong phạm vi từng ngành, lĩnh vực. | Trên toàn lãnh thổ quốc gia hoặc trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. |

Xem thêm: QCVN 134:2024/BTTTT về mức hấp thụ riêng đối với điện thoại di động, laptop, máy tính bảng
3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. TCVN do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
Khoản 2 Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định mục đích ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Cụ thể, Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. QCVN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
Như vậy, các cơ quan soạn thảo cần thuyến minh sự cần thiết của việc ban hành QCVN dựa trên một hoặc một số lý do trên. Tuy nhiên, quy định này có điểm chưa minh bạch là cho phép ban hành quy chuẩn kỹ thuật phục vụ các yêu cầu thiết yếu khác, nhưng lại không có quy định rõ ràng đó là các yêu cầu gì.
Hiện nay, Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đang được soạn thảo và trình Quốc hội. Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua luật này vào kỳ họp tháng 5 năm 2025. Đây là cơ hội để Việt Nam củng cố quy trình xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, nâng cao chất lượng các văn bản này, và góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội quốc gia.

Xem thêm: Chứng nhận hợp quy sản phẩm CNTT | Thủ tục nhanh gọn – Tối ưu chi phí
4. Các hoạt động áp dụng QCVN và TCVN
4.1 Chứng nhận hợp quy
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11định nghĩa "chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng".
Hiểu theo cách dễ hiểu hơn, chứng nhận hợp quy là quá trình đánh giá sự phù hợp các sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo chúng đáp ứng yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được thiết lập. Chứng nhận hợp quy là thủ tục bắt buộc áp dụng đối với hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (còn được gọi là hàng hóa nhóm 2) tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác để phục vụ mục đích quản lý nhà nước và bảo vệ người tiêu dùng.
4.2 Công bố sản phẩm
Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT của Bộ TT&TT (phiên bản hợp nhất 02/2020/VBHN-BTTTT) định nghĩa: “Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân công bố với cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sau khi thực hiện quá trình đánh giá sự phù hợp.”
Sau thủ tục chứng nhận hợp quy thì công bố hợp quy là hoạt động mà người sản xuất, người nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4.3 Chứng nhận hợp chuẩn
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 định nghĩa Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Nói theo cách dễ hiểu hơn, chứng nhận hợp chuẩn là quá trình đánh giá sản phẩm sao cho đảm bảo việc chúng phù hợp với các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cơ sở TCCS, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, tiêu chuẩn nước ngoài (ETSI, EN, ASTM, JIS…)
4.4 Dán nhãn năng lượng
Dán nhãn năng lượng là một biện pháp quản lý nhà nước để loại bỏ các thiết bị tiêu thụ điện có hiệu suất thấp, qua đó đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giúp người tiêu dùng lựa chọn các thiết bị tiết kiệm điện hiệu quả, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở quy mô quốc gia.
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) được chính phủ phê duyệt từ 2006, giao cho Bộ Công thương làm đầu mối triển khai. Kể từ đó tới nay, chương trình đã giúp dán nhãn năng lượng cho trên 90% sản phẩm điện gia dụng, loại bỏ bóng đèn sợi đốt và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các sản phẩm điện phổ biến trong gia đình, cơ quan công sở.
Các TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam) tương ứng quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu cho từng nhóm sản phẩm cụ thể. Xem chi tiết danh mục sản phẩm phải kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng và TCVN tương ứng tại Quyết định số 1725/QĐ-BCT.

Xem thêm: Dịch vụ công bố dán nhãn năng lượng và thử nghiệm kiểm tra hiệu suất năng lượng | Hiệu quả - Uy tín
5. Đơn vị tư vấn chứng nhận hợp quy sản phẩm CNTT uy tín
ExtendMax là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy và hiện tại đang cung cấp dịch vụ cho những Công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Chúng tôi cũng được các tổ chức quốc tế thừa nhận sự xuất sắc bằng các giải thưởng uy tín hàng đầu thế giới bao gồm SME100 Asia, Stevie Awards. CEO Trần Thanh Phương cũng được giới chuyên môn thừa nhận là chuyên gia pháp lý hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận hợp quy, tư vấn xin giấy phép mật mã dân sự, giấy phép nhập khẩu thiết bị điện, điện tử, gia dụng và các giấy phép chuyên ngành CNTT nói chung. Với kinh nghiệm xin giấy phép cho các đối tác toàn cầu IBM, Dell, LEGO, Fujitsu, Lenovo. ExtendMax cam kết mang đến cho bạn dịch vụ uy tín với chất lượng xuất sắc và quy trình pháp lý minh bạch.

Việc áp dụng QCVN và chứng nhận hợp quy là bắt buộc
Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm CNTT, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ExtendMax qua Hotline 02466663066 hoặc email consultant@extendmax.vn để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!