QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho Camera giám sát

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet (IP Camera)

EXTENDMAX - Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, camera giám sát trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc đảm bảo an ninh, quản lý và giám sát nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, sự phát triển của thiết bị này cũng đồng thời mở ra những nguy cơ về an toàn thông tin, khi hàng triệu camera giám sát trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, gây rò rỉ dữ liệu nhạy cảm và xâm phạm quyền riêng tư. Trước thực tế đó, việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin cho camera giám sát không chỉ là cần thiết mà còn cấp bách, nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quốc gia, cá nhân và tổ chức khỏi các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp. Ngày 23/08/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 135:2024/BTTTT về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet để lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến quy chuẩn này sẽ có hiệu lực áp dụng kể từ 01/01/2026.

 

Camera sử dụng giao thức internet là gì

Camera giám sát sử dụng giao thức Internet (tên Tiếng Anh là IP Camera hoặc Internet Protocol Camera) là một loại camera kỹ thuật số có khả năng gửi và nhận dữ liệu qua mạng Internet. Khác với camera analog truyền thống, IP camera không cần đầu ghi hình riêng biệt mà có thể hoạt động độc lập và truyền hình ảnh trực tiếp đến các thiết bị kết nối mạng như điện thoại, máy tính, hoặc máy chủ lưu trữ.

>>>Xem thêm : Thủ tục nhập khẩu camera giám sát

IP Camera

 

Tầm quan trọng của QCVN 135:2024/BTTTT

Dự báo cho thấy, đến năm 2025, trên toàn cầu sẽ có hơn 75 tỷ thiết bị IoT kết nối Internet, trong đó 1 tỷ thiết bị là camera giám sát. Theo Tổng cục Hải quan, trong vòng 5 năm qua, Việt Nam đã nhập khẩu và triển khai hơn 16 triệu thiết bị camera giám sát. Dự kiến đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên hơn 20 triệu, tương đương với khoảng 1/5 dân số Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình 3,2 triệu camera giám sát và IP camera, thuộc mã 8525.80, với hơn 163 loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, 96,3% nhập khẩu từ Trung Quốc, 0,6% từ Hàn Quốc, và 3,1% từ các quốc gia khác.

Camera giám sát là mục tiêu hấp dẫn của tin tặc, với nhiều nguy cơ bị khai thác và xâm nhập, dẫn đến chiếm quyền điều khiển. Kết quả của các vụ tấn công này có thể khiến dữ liệu cá nhân của người dùng bị thu thập trái phép và sử dụng cho các hoạt động lừa đảo, gây tổn hại về tài sản cũng như uy tín của cá nhân và tổ chức. Ngoài ra, camera bị chiếm quyền điều khiển còn có thể được lợi dụng cho các cuộc tấn công mạng, phát tán phần mềm độc hại vào hệ thống thông tin.

Theo hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có hơn 800.000 camera giám sát tại Việt Nam đang công khai chia sẻ hình ảnh trên mạng, trong đó 360.000 camera (chiếm 45%) có lỗ hổng dễ bị khai thác và chiếm quyền điều khiển. Trên mạng xã hội, nhiều hội nhóm đang rao bán công khai hình ảnh và video bị rò rỉ từ camera giám sát, với mức giá từ 200.000 đến 1 triệu đồng. Trong năm 2021, mỗi tháng có khoảng 1 triệu địa chỉ IP từ Việt Nam nằm trong các mạng botnet, và 48.690 địa chỉ trong số đó liên quan trực tiếp đến mã độc từ camera giám sát (chiếm 5%).

Ngoài ra, một nguy cơ khác đến từ việc phần lớn các hệ thống thông tin sử dụng camera giám sát tại Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định tại Nghị định 85/2016/NĐ-CP. Khoảng 90% các hệ thống này chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào vận hành, cũng như chưa được kiểm tra định kỳ hàng năm.

Hệ thống camera giám sát là mục tiêu hấp dẫn của tin tặc

 

Phạm vi áp dụng của QCVN 135:2024/BTTTT

QCVN 135:2024/BTTTT bắt buộc áp dụng đối với các Camera giám sát có mã HS liệt kê tại Phụ Lục C như sau:

PHỤ LỤC C

(Quy định)

Mã HS thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa theo QCVN

Mã số HS

Mô tả sản phẩm, hàng hóa

1

Thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức Internet

8525.60.00

8525.81.10

8525.81.90

8525.82.10

8525.82.90

8525.83.10

8525.83.90

8525.89.10

8525.89.90

Camera kỹ thuật số, có thể kết nối qua giao thức Internet thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám sát, ghi hình.

 

Hiệu lực thi hành của QCVN 135:2024/BTTTT

Dự kiến Thông tư ban hành QCVN 135:2024/BTTTT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026. Theo đó, các Camera giám sát sử dụng giao thức internet (IP Camera) sẽ bắt buộc phải thử nghiệm và chứng nhận hợp quy theo QCVN 135:2024/BTTTT kể từ ngày 01/01/2026

Xem toàn văn dự thảo và đóng góp ý kiến cho QCVN 135:2024/BTTTT tại đây: https://mic.gov.vn/van-ban-phap-luat/du-thao/2205.htm 

 

QCVN 135:2024/BTTTT - An toàn thông tin cho camera giám sát

Trần Thanh Phương
Trần Thanh Phương

Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là một nhà  tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội