Thời gian gần đây Bộ Công thương có ban hành dự thảo thông tư về việc “Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử” (Restriction of Hazardous Substances - RoHS). Theo đó, các sản phẩm gia dụng, công nghệ thông tin ICT sẽ phải chứng nhận hợp quy về hàm lượng hóa chất độc hại từ năm 01/01/2026. Quy định mới này bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Nội dung chính của quy chuẩn về hàm lượng hóa chất độc hại
→ Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026
→ Thay thế Thông tư số 30/2011/TT-BCT của Bộ Công thương
→ Lộ trình áp dụng của quy chuẩn
Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng kể từ ngày ban hành thông tư, bắt buộc áp dụng kể từ ngày 01/01/2026
→ Giai đoạn chuyển giao đối với sản phẩm trên thị trường
Các sản phẩm đã lưu thông ở thị trường trong nước trước ngày 31/12/2025 được tiếp tục lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 31/12/2025.
→ Cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn thực thi
Cục hóa chất Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này
→ Phương thức chứng nhận hợp quy
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
→ Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất (đánh giá nhà máy)
→ Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm hàng hóa (chứng nhận theo lô)
Đối với sản phẩm sản xuất nhập khẩu
→ Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
→ Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất (đánh giá nhà máy) khi có yêu cầu từ phía nhà sản xuất áp dụng phương thức này
→ Yêu cầu đối với kết quả thử nghiệm
Kết quả thử nghiệm phải được ban hành bởi tổ chức thử nghiệm (trong nước) đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Quy định tại Nghị định số 107/2016/ND-CP (sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP) hoặc tổ chức thử nghiệm nước ngoài được thừa nhận theo quy định của Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN
→ Dấu hợp quy được sử dụng là dấu CR
Sử dụng dấu hợp quy CR theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
→ Phương thức công bố hợp quy:
Sau khi chứng nhận hợp quy, tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa phải công bố hợp quy tại Sở Công thương nơi tổ chức cá nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh.
→ Danh mục các sản phẩm phải áp dụng
Danh mục các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử được liệt kê tại các Phụ lục của Quy chuẩn này (được liệt kê dưới đây)
2. Các ý kiến phân tích của ExtendMax về QCVN RoHS
1) Đối với sản phẩm nhập khẩu, do có áp dụng Phương thức 5 (đánh giá nhà máy). Do vậy, ngoài việc cấp giấy chứng nhận hợp quy cho nhà sản xuất trong nước và công ty nhập khẩu, dự kiến giấy chứng nhận hợp quy về hàm lượng hóa chất độc hại có thể được cấp dưới tên tổ chức nước ngoài (hãng sản xuất, nhà máy sản xuất) trong trường hợp có nhu cầu
2) Đối với các sản phẩm gia dụng, công nghệ thông tin... đã nhập khẩu trước ngày 01/01/2026 và dự kiến sẽ tiếp tục lưu hành ở thị trường Việt Nam sau ngày 01/01/2026, tổ chức cá nhận vẫn cần phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
3) Bộ Công thương (Cục Hóa chất) sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện và lô trình áp dụng chi tiết băng một văn bản tiếp theo
3. Danh mục các sản phẩm phải đảm bảo mức giới hạn của hàm lượng hóa chất độc hại
(Phần phụ lục về thiết bị gia dụng và công nghệ thông tin)
Thiết bị gia dụng loại lớn
1) Thiết bị làm mát lớn, Tủ lạnh, Tủ đông, Các thiết bị lớn khác được sử dụng để làm lạnh, bảo quản và lưu trữ thực phẩm
2) Máy giặt, Máy sấy quần áo, Máy rửa bát
3) Thiết bị nấu bếp, Bếp điện, Lò sưởi điện, Lò vi sóng
4) Các thiết bị lớn khác được sử dụng để nấu ăn và chế biến thực phẩm khác
5) Thiết bị sưởi điện, Bộ tản nhiệt điện, Các thiết bị lớn khác để sưởi ấm phòng, giường, đồ nội thất chỗ ngồi
6) Quạt điện, Thiết bị điều hòa không khí, Các thiết bị quạt, thông gió và điều hòa không khí khác
Thiết bị gia dụng loại nhỏ
1) Máy hút bụi, Máy vệ sinh thảm, Các thiết bị khác để làm sạch
2) Thiết bị dùng để may, đan, dệt và các chế biến khác cho hàng dệt
3) Bàn là và các thiết bị khác để ủi, ủi và chăm sóc quần áo khác
4) Lò nướng bánh mì, Nồi Chiên bằng điện (Nồi rán bằng điện)
5) Máy xay, máy pha cà phê và thiết bị để mở hoặc niêm phong hộp đựng hoặc bao bì
6) Dao điện, Thiết bị cắt tóc, sấy tóc, đánh răng, cạo râu, massage và các thiết bị chăm sóc cơ thể khác
7) Đồng hồ, đồng hồ và thiết bị nhằm mục đích đo lường, chỉ thị hoặc đăng ký thời gian
8) Các loại cân điện tử
Thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông
1) Máy tính lớn (server), Máy tính cỡ nhỏ
2) Máy tính cá nhân (bao gồm CPU, chuột, màn hình và bàn phím), Máy tính xách tay, Máy tính Notepad
3) Máy in, Thiết bị sao chép, Máy đánh chữ điện và điện tử.
4) Máy fax (fax), Điện báo (Telex), Điện thoại, Điện thoại công cộng, Bộ đàm, Điện thoại di động
5) Hệ thống trả lời và các sản phẩm hoặc thiết bị truyền âm thanh, hình ảnh hoặc thông tin khác bằng viễn thông
4. Các quy định khác áp dụng đối với sản phẩm điện, điện tử gia dụng, ICT
Xem thêm:
Chứng nhận hợp quy CR cho thiết bị gia dụng