EXTENDMAX – Nếu như mỗi gia đình đang cần tìm kiếm về một thiết bị nhà bếp vừa siêu hiện đại lại tiện lợi thì nồi chiên không dầu nhất định là sự lựa chọn hoàn hảo. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2010, được sản xuất bởi thương hiệu nổi tiếng thế giới Philips ở thị trường Châu Âu và Mỹ, nồi chiên không dầu sớm trở thành "người phụ bếp" được giới chị em phụ nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, thủ tục để nhập khẩu sản phẩm nồi chiên không dầu vào Việt Nam và chứng nhận hợp quy cho sản phẩm này khá phức tạp và khiến cho các bạn có nhiều băn khoăn. Nhưng đừng lo lắng bởi ngay sau đây chuyên gia ExtendMax sẽ cung cấp bài viết hướng dẫn chi tiết và chuyên sâu các bước làm thủ tục nhập khẩu cũng như chứng nhận hợp quy dành cho mặt hàng này để khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất.
Nồi chiên không dầu là gì và cách phân loại
Nồi chiên không dầu là thiết bị gia dụng quen thuộc, với hàng loạt những ưu điểm nổi trội, sản phẩm này được đánh giá là rất cần thiết trong hộ gia đình.
Nồi chiên không dầu còn được gọi là nồi chiên chân không hay nồi chiên không khí. Về mặt bản chất, nồi chiên không dầu là một kiểu lò nướng sử dụng đối lưu không khí nóng để làm chín thực phẩm. Thiết bị hiện đại này sử dụng cơ chế làm nóng thanh nhiệt (dây mayso) kết hợp với sức đẩy của quạt đối lưu, khí nóng sẽ được luân chuyển đều khắp các mặt thực phẩm và làm chín mà không cần sử dụng dầu. Bất kể bằng cách chiên hay nướng, nồi chiên không dầu đều giúp làm giảm lượng dầu, chất béo từ khoảng 70% đến 80%, đáp ứng được yêu cầu đảm bảo sức khỏe của hầu hết người dùng. Tuy nhiên, giá thành của loại nồi này khá cao, đổi lại chất lượng cũng đảm bảo tốt như giá tiền của nó.
Sau đây là cơ sở để phân loại nồi chiên không dầu bạn có thể tham khảo
Phân loại dựa vào tính năng:
- Nồi chiên không dầu khép kín phổ thông.
- Nồi chiên không dầu dạng lò nướng mini: kết hợp với kính trong để dễ dàng quan sát bên trong. Cửa nồi được thiết kế giống lò nướng
- Nồi chiên không dầu đa năng: đa dạng chức năng hấp, nướng, chiên không dầu
Phân loại dựa vào bảng điều khiển:
- Nồi chiên không dầu điểu khiển cơ: có thiết kế núm vặn để chọn các công thức nấu ăn theo ý muốn
- Nồi chiên không dầu điểu khiển cảm ứng: có thiết kế bảng điều khiển cảm ứng giúp lựa chọn thời gian, công suất, công thức nấu dễ dàng hơn. Với thiết kế điện tử, cảm ứng chiếc nồi cũng trở nên bắt mắt và hiện đại hơn.
Hiện nay, tại Việt Nam đã xuất hiện không ít các thương hiệu nồi chiên không dầu nổi tiếng và uy tín đến từ các quốc gia như Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Mỹ… Như vậy quy trình để nhập khẩu sản phẩm nồi chiên không dầu như thế nào và chứng nhận hợp quy sản phẩm ra sao hãy cùng tiếp tục theo dõi bài viết của chúng tôi.
Chính sách chuyên ngành cho nồi chiên không dầu
Chính sách chuyên ngành áp dụng đối với nồi chiên không dầu được tóm tắt như dưới đây:
Chính sách chuyên ngành | Kiểm tra chất lượng nhà nước, Chứng nhận Hợp quy, Công bố hợp quy |
Tiêu chuẩn / quy chuẩn áp dụng | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN |
Trường hợp loại trừ, miễn kiểm | Nồi chiên không dầu sử dụng điện áp tối đa > 250 V |
Theo quy định tại Mục II Phụ lục I của Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì nồi chiên không dầu đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào nước ta. Doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu nồi chiên không dầu loại mới 100%, trừ 10 trường hợp đặc biệt được nhập khẩu hàng cũ
>>> Xem thêm: 10 trường hợp đặc biệt được nhập nồi chiên không dầu cũ
Mã HS và thuế suất của nồi chiên không dầu
Nồi chiên không dầu có mã HS thuộc nhóm 8516 - Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.
Cụ thể thông tin về thuế nhập khẩu và mã HS của nồi chiên không dầu:
Mã HS | Mô tả | VAT (%) | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế NK thông thường (%) |
851660 | - Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng: |
|
|
|
8516.60.90 | - Loại khác | 10 | 20 | 30 |
Căn cứ pháp luật về nhập khẩu nồi chiên không dầu
Cơ quan ban hành | Nội dung áp dụng | |
Bộ Khoa học & Công nghệ | Kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN | |
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN | Phương thức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy | |
Chính phủ | Nghị định 74/2018/NĐ-CP | Quy định thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, sản phẩm hàng hoá |
Bộ hồ sơ nhập khẩu nồi chiên không dầu
Bộ hồ sơ nhập khẩu nồi chiên không dầu cần các chứng từ nhập khẩu bắt buộc căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2018/TT-BTC bao gồm:
- Tờ khai hải quan;
- Vận đơn/Chứng từ vận tải (Bill of lading);
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hoá đơn thương mại (commercial invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list);
- Khuyến khích có chứng nhận xuất xứ (C/O): giúp doanh nghiệp được áp dụng các mức thuế ưu đãi đặc biệt.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (có xác nhận của cơ quan kiểm tra).
>>> Xem thêm: Bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ gồm những gì
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá. Để tránh vi phạm, bị xử phạt do thiếu/sai chứng từ, hãy xem ngay mẹo tránh sai sót khi chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu nồi chiên không dầu
Thủ tục nhập khẩu nồi chiên không dầu được tóm tắt trong 5 bước dễ hiểu
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho nồi chiên không dầu
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cho nồi chiên không dầu bao gồm các chi tiết như dưới đây.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyên sâu về kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
Hồ sơ cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm Commercial Invoice, AWB hoặc B/L, P/O hoặc contract 2. Catalogue / datasheet 3. Mẫu đơn đăng ký KTCL | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN | Không thu phí chính thức | 2 ~ 3 ngày làm việc | Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin 1 cửa Quốc gia https://vnsw.gov.vn/ hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu |
Bước 2: Mở tờ khai, thông quan lô hàng
Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao gồm giấy đăng ký kiểm tra chất lượng và giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất (nếu chưa có kết quả). Trường hợp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp kết quả này. Tiếp theo, doanh nghiệp tự lấy mẫu sản phẩm để tiến hành thử nghiệm hiệu suất và thử nghiệm an toàn điện tại các cơ sở được công nhận.
Bước 3: Đăng ký lấy mẫu và thử nghiệm sản phẩm
Thử nghiệm an toàn về điện:
Hồ sơ cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Catalogue / datasheet 2. 01 sản phẩm mẫu + phụ kiện 3. Điền mẫu phiếu đăng ký thử nghiệm | QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN | Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm và các quy chuẩn áp dụng. Thông thường phí thử nghiệm 3.000.000 ~ 5.000.000 VNĐ | 7 ~ 14 ngày làm việc | Các phòng thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định hoặc đã đăng ký hoạt động thử nghiệm với Bộ KHCN. |
Bước 4: Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy CR
Nồi chiên không dầu nhập khẩu thường được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7, chứng nhận theo lô hàng.
>>> Xem thêm: Tổng quan về CNHQ và các phương thức chứng nhận
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết chứng nhận hợp quy theo phương thức 7
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy 2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Tài liệu kỹ thuật (catalogue, datasheet) 4. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu (INV, AWB, PO, tờ khai). 5. Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị | Đăng ký chứng nhận hợp quy các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN | Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của tổ chức chứng nhận hợp quy. Thông thường phí CNHQ khoảng 2.000.000 VNĐ ~ 5.000.000 VNĐ cho 1 lô hàng nồi chiên không dầu nhập khẩu | 1 ~ 2 tuần tùy theo việc chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ hay không | Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ KHCN chỉ định hoặc đã đăng ký hoạt động thử nghiệm với Bộ KHCN.
|
Bước 5: Công bố hợp quy, dán nhãn hàng hoá
Sau khi có kết quả thử nghiệm và Giấy Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy sản phẩm trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia hoặc tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương (đối với hàng sản xuất trong nước). Các doanh nghiệp có thể bắt đầu dán tem hợp quy CR và các tem phụ tiếng Việt khác trước khi lưu hành trên thị trường.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn về công bố hợp quy dành cho dân chuyên nghiệp
ExtendMax có thể giúp gì cho bạn?
ExtendMax là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục để nhập khẩu nồi chiên không dầu vào thị trường Việt Nam.
Với kinh nghiệm dày dặn trong việc kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho các sản phẩm gia dụng, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Hãy để ExtendMax lo toàn bộ thủ tục, từ đánh giá hồ sơ, tư vấn quy trình đến thử nghiệm và công bố. Chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro.
Kiến thức và kinh nghiệm tuyệt vời là để cho đi. Chúng tôi sẽ rất vui mừng nhận lại sự ủng hộ của bạn bằng cách để lại bình luận, đánh giá ở phần dưới bài viết và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành xuất nhập khẩu, logistics. Hãy theo dõi ExtendMax qua FB fanpage hoặc LinkedIn để luôn nhận được các thông tin mới nhất.
↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓