Thiết bị điều khiển từ xa có mã HS thuộc danh mục phải xin giấy phép mật mã dân sự và kiểm tra chuyên ngành của Bộ Thông tin & Truyền thông, do đó đã có không ít doanh nghiệp gặp vướng mắc khi nhập khẩu mặt hàng này. Dưới đây, ExtendMax cung cấp bài viết hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu điều khiển từ xa để giúp bạn giải đáp các thắc mắc khi làm chứng từ xuất nhập khẩu, xử lý các khó khăn khi làm thủ tục thông quan và có cái nhìn toàn cảnh về quy trình áp dụng đối với loại hàng hóa này. Đặc biệt, bài viết có các hướng dẫn chuyên sâu về thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chứng nhận hợp quy và xin giấy phép mật mã dân sự áp dụng đối với điều khiển từ xa cùng các kết quả thực tế mà ExtendMax đã hỗ trợ khách hàng đạt được.
Thiết bị điều khiển từ xa là gì?
Điều khiển từ xa là một thiết bị điện tử được sử dụng để vận hành máy hoặc thiết bị không dây từ xa, thường sử dụng tín hiệu hồng ngoại (IR) hoặc tần số vô tuyến (RF) để kết nối với thiết bị mà nó điều khiển. Các thiết bị điều khiển từ xa thường được sử dụng với TV, quạt điện, máy điều hòa, cửa gara, máy bay không người lái, xe máy, ô tô và nhiều thiết bị điện tử khác.
Có nhiều cách phân loại điều khiển từ xa, tuy nhiên khi làm thủ tục nhập khẩu, chúng ta sẽ quan tâm tới 2 trường hợp: Điều khiển từ xa phải kiểm tra chuyên ngành và không phải kiểm tra chuyên ngành
Hiện nay, các loại điều điều khiển từ xa phải kiểm tra chuyên ngành chủ yếu là các thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện, gồm một số sản phẩm điển hình: điều khiển mô hình trên không như mô hình máy bay; điều khiển mô hình trên mặt đất, mặt nước như ô tô mô hình và tàu thuỷ mô hình; điều khiển trong công nghiệp và dân dụng như điều khiển đóng-mở cửa gara, smart key xe máy, ô tô.
Tóm tắt yêu cầu chuyên ngành khi nhập khẩu điều khiển từ xa
Chính sách chuyên ngành | Đăng ký KTCL/Hợp quy ICT | Mật mã dân sự |
Trường hợp áp dụng | Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện (chìa khóa thông minh ô tô xe máy, điều khiển cần trục, remote điều khiển cửa cuốn, điều khiển từ xa của flycam hoặc drone...) | Sản phẩm có chức năng bảo mật vô tuyến |
Trường hợp loại trừ | Điều khiển từ xa không sử dụng sóng vô tuyến, không thuộc danh mục hàng hoá nhóm 2, Thông tư 02/2024/TT-BTTTT (thiết bị điều khiển từ xa sử dụng hồng ngoại, điều khiển tivi... Sử dụng sóng vô tuyến tần số 2.4GHz hoặc 5GHz với mức công suất phát sóng nhỏ hơn 60mW eirp (điều khiển từ xa sử dụng Bluetooth, hoặc sử dụng WiFi công suất thấp) | Mã HS, mô tả hàng hoá hoặc chức năng bảo mật không thuộc danh mục sản phẩm MMDS |
Việc xác định sản phẩm có thuộc đối tượng phải xin giấy phép mật mã dân sự hay không thực tế khá phức tạp và đòi hỏi nhiều chuyên môn kĩ thuật và kinh nghiệm thực tế. Vui lòng liên hệ với ExtendMax để được chuyên gia tư vấn, giám định sản phẩm.
Mã HS và thuế suất của thiết bị điều khiển từ xa
Phân loại và xác định mã HS là bước quan trọng đầu tiên khi làm thủ tục nhập khẩu điều khiển từ xa. Việc chọn đúng mã HS giúp bạn xác định được thuế quan và các chính sách chuyên ngành áp dụng cho loại điều khiển từ xa cần nhập khẩu.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyên sâu về mã HS code - 06 sai lầm cần tránh
Dưới đây là thông tin tham khảo về mã HS code và thuế nhập khẩu của thiết bị điều khiển từ xa:
Mã HS | Mô tả sản phẩm | NK thông thường (%) | NK ưu đãi (%) | VAT (%) |
8526 | Ra-đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến |
|
|
|
- Loại khác: | ||||
8526.92.00 | - - Thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến | 5 | 0 | 10 |
8543 | Máy và thiết bị điện, có chức năng riêng, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác trong Chương 85 | |||
8543.70 | - Máy và thiết bị khác: | |||
- - Thiết bị điều khiển từ xa, trừ thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng radio | ||||
8543.70.29 | - - - Loại khác | 5 | 0 | 10 |
Bộ hồ sơ nhập khẩu điều khiển từ xa
Bộ hồ sơ nhập khẩu điều khiển từ xa bao gồm những chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có)
- Catalog (nếu có)
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu có xác nhận của Cục Viễn thông.
Đối với thiết bị điều khiển từ xa có chức năng bảo mật vô tuyến, doanh nghiệp cần xin trước giấy phép kinh doanh và giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho mặt hàng này để tránh phát sinh phí lưu kho cũng như không bị phạt hành chính do mở tờ khai muộn quá 30 ngày, bởi thủ tục xin 2 loại giấy phép mật mã dân sự có thể kéo dài tới 3 tháng.
Quy định, chính sách nhập khẩu điều khiển từ xa
Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu điều khiển từ xa được quy định, quản lý bởi những văn bản pháp luật sau đây:
Cơ quan ban hành | Văn bản pháp quy | Nội dung áp dụng |
Bộ Công Thương | 36/2019/TT-BCT | Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá |
Bộ Thông tin & Truyền thông | Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo QCVN 73:2013/BTTTT hoặc QCVN 55:2023/BTTTT | |
Thủ tục kiểm tra chất lượng và chứng nhận, công bố hợp quy | ||
Phương thức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy | ||
11/2018/TT-BTTTT | Danh mục hàng hóa Công nghệ thông tin đã qua sử dụng, cấm nhập khẩu | |
Chính phủ | 32/2023/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 53 /2018/NĐ-CP và Nghị định 58/2016/NĐ-CP) | Danh mục sản phẩm mật mã dân sự nhập khẩu theo giấy phép |
43/2017/ND-CP | Yêu cầu về ghi nhãn hàng hoá |
Thủ tục nhập khẩu điều khiển từ xa
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho thiết bị điều khiển từ xa
Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu
(Chỉ áp dụng đối với các thiết bị điều khiển từ xa sử dụng sóng vô tuyến như chìa khóa thông minh ô tô xe máy, điều khiển cần trục, remote điều khiển cửa cuốn, điều khiển từ xa của flycam hoặc drone...)
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký / Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm Commercial Invoice, AWB hoặc B/L, P/O hoặc contract 2. Catalogue / datasheet 3. Mẫu đơn đăng ký KTCL Đăng ký bằng bản giấy, chưa áp dụng dịch vụ công trực tuyến. | Đăng ký theo mục áp dụng đối với thiết bị điều khiển từ xa ở Phụ Lục I - Thông tư 02/2024/TT-BTTTT và toàn bộ các mục tương ứng với tính năng thu-phát sóng mà thiết bị hỗ trợ. | Không thu phí chính thức | 2-3 ngày làm việc | Cục Viễn thông hoặc Trung tâm được ủy quyền tiếp nhận hồ sơ Đà Nẵng và Tp. HCM:
|
>>> Xem thêm: Chuyên sâu về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Bước 2: Mở tờ khai, thông quan lô hàng
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận | Lưu ý |
1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm Commercial Invoice, AWB hoặc B/L, P/O hoặc contract, Packing List, CO (nếu có) 2. Đơn đăng ký KTCL đã được Cục Viễn thông ký xác nhận Truyền các tài liệu nêu trên theo tờ khai hải quan | 2-5 ngày làm việc tùy theo luồng của tờ khai (xanh, vàng, đỏ) và có phải kiểm hóa hay không. | Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng về hoặc Chi cục Hải quan quản lý nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh | Nếu không gặp các vướng mắc gì liên quan đến giá hoặc bảo hộ sở hữu trí tuệ, hàng hóa sẽ được thông quan luôn. Doanh nghiệp không phải làm thủ tục mang hàng về bảo quản. |
Bước 3: Đo kiểm, thử nghiệm về thu phát sóng, EMC
(Chỉ áp dụng đối với các thiết bị điều khiển từ xa sử dụng sóng vô tuyến như chìa khóa thông minh ô tô xe máy, điều khiển cần trục, remote điều khiển cửa cuốn, điều khiển từ xa của flycam hoặc drone...)
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1.Catalogue/Datasheet 2. 01 ~ 02 sản phẩm mẫu 3. Điền mẫu phiếu đăng ký thử nghiệm | - Thiết bị hoạt động tại dải tần 9 kHz - 25 MHz: QCVN 55:2023/BTTTT - Thiết bị hoạt động tại dải tần 25 MHz - 1 GHz: QCVN 73:2013/BTTTT - QCVN 96:2015/BTTTT | Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm và các quy chuẩn áp dụng. Không có mức giá chung nào đúng cho tất cả các loại điều khiển từ xa Thông thường chi phí thử nghiệm đối với smart key ô tô khoảng 10~20 triệu VND. | 2 ~ 4 tuần tùy theo sản phẩm và từng giai đoạn | Các phòng thử nghiệm được Bộ TT&TT chỉ định hoặc đã đăng ký với Bộ TT&TT. VD: Trung tâm Kỹ thuật Cục Tần số, VNCA, DT&C, Quatest 3... |
Bước 4: Chứng nhận hợp quy
(Chỉ áp dụng đối với các thiết bị điều khiển từ xa sử dụng sóng vô tuyến như chìa khóa thông minh ô tô xe máy, điều khiển cần trục, remote điều khiển cửa cuốn, điều khiển từ xa của flycam hoặc drone...)
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận 2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Tài liệu kỹ thuật (catalogue, datasheet) 4. Bản khai thông tin mẫu thử nghiệm 5. Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị 6. Giấy chứng nhận ISO 9001 của nhà máy sản xuất hoặc bộ hồ sơ nhập khẩu 7. Một số biểu mẫu khác trong trường hợp đặc biệt | Đăng ký chứng nhận hợp quy các quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ sóng vô tuyến | 3.800.000 VNĐ ~ 4.550.000 VNĐ tùy theo số lượng quy chuẩn (chưa bao gồm VAT) | 2~3 tuần tùy theo việc chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ hay không | Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Hà Nội (tòa nhà VNTA - Dương Đình Nghệ) hoặc các Chi nhánh tại Tp. HCM và Đà Nẵng |
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự, phương thức chứng nhận hợp quy
Bước 5: Công bố hợp quy
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông - Bộ Thông tin và Truyền thông.
(Chỉ áp dụng đối với các thiết bị điều khiển từ xa sử dụng sóng vô tuyến như chìa khóa thông minh ô tô xe máy, điều khiển cần trục, remote điều khiển cửa cuốn, điều khiển từ xa của flycam hoặc drone...)
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
(1) Bản tự đánh giá sự phù hợp (sản phẩm nhập khẩu) hoặc mẫu Công bố hợp quy (sản phẩm sx trong nước) (2) Bản sao giấy đăng ký kiểm tra chất lượng của lô hàng nhập khẩu (3) Mẫu dấu ICT đối với doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu hoặc có sự thay đổi về mẫu dấu (4) Tài liệu thông số kỹ thuật của sản phẩm (datasheet, specifications) (5) Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm (sản phẩm thu phát sóng) (6) Kết quả thử nghiệm | Đối với sản phẩm nhập khẩu: Chỉ cần tự đánh giá cho các quy chuẩn EMC. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Công bố hợp quy cho toàn bộ các quy chuẩn, bao gồm cả phát xạ vô tuyến, EMC, Safety | Hàng nhập khẩu: Không thu phí Hàng sản xuất trong nước: 150.000 VNĐ (biên lai lệ phí nhà nước) | Hàng nhập khẩu: 1 ngày làm việc Hàng sản xuất trong nước: 5 ngày làm việc | Cục Viễn thông (toàn nhà VNTA) hoặc các Chi nhánh của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Tp. HCM và Đà Nẵng |
Một số lưu ý khác khi nhập khẩu điều khiển từ xa
Ngoài những nguyên tắc chung khi nhập khẩu hàng hoá như: xác định đúng mã HS, dán nhãn hàng hoá, hoàn thành nghĩa vụ thuế, giấy chứng nhận chất lượng, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung sau khi làm thủ tục nhập khẩu điều khiển từ xa:
- Thời gian thử nghiệm: Quá trình test mẫu kéo dài khá lâu từ 2-4 tuần, vì vậy doanh nghiệp nên nhập sản phẩm mẫu về trước để làm đo kiểm, thử nghiệm
- Xin giấy phép mật mã dân sự trước khi nhập khẩu: Quá trình xin giấy phép kinh doanh và giấy phép nhập khẩu khá phức tạp và có thể kéo dài tới 3 tháng, doanh nghiệp cần thực hiện trước khi nhập khẩu để tránh phát sinh phí lưu kho cũng như không bị phạt hành chính do mở tờ khai muộn quá 30 ngày.
- Kiểm tra tần số vô tuyến của thiết bị: Cần đảm bảo loại điều khiển từ xa cần nhập khẩu hoạt động trong khoảng dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz.
- Đối với QCVN 55:2023/BTTTT: chưa bắt buộc áp dụng các yêu cầu kỹ thuật trong điều kiện khắc nghiệt/tới hạn đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Việc kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điều khiển từ xa được thực hiện theo phương thức 1 - thử nghiệm mẫu điển hình.
ExtendMax có thể hỗ trợ gì cho bạn khi làm thủ tục nhập khẩu điều khiển từ xa?
Bằng kinh nghiệm nhiều năm của các luật sư/kỹ sư, cùng với sự hiểu biết sâu rộng và cập nhật liên tục các quy định hiện hành, ExtendMax sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ thực hiện các thủ tục giúp quý khách:
→ Tư vấn các thủ tục pháp lý cần thiết bao gồm nhưng không giới hạn thủ tục Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy để sản phẩm được lưu hành ra thị trường một cách tuân thủ và hợp pháp.
→ Trong trường hợp sản phẩm không thuộc diện bắt buộc phải chứng nhận, ExtendMax hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ xin văn bản xác nhận miễn trừ (không phải chứng nhận hợp quy, không chứa mật mã dân sự).
→ Xác định đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cần thiết áp dụng cho thiết bị qua đó tránh được sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí.
→ Dịch vụ thử nghiệm sản phẩm mẫu điển hình tại phòng thử nghiệm của ExtendMax (phòng thử nghiệm VNCA) hoặc tại các phòng thử nghiệm được Bộ TT&TT chỉ định.
→ Rút ngắn thời gian đo kiểm, thay mặt doanh nghiệp hỗ trợ Phòng thử nghiệm set-up mẫu thử. Chủ động phối hợp cùng Phòng lab xử lý các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm.
→ Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, các mẫu tài liệu đề nghị chứng nhận hợp quy theo đúng quy định của các tổ chức chứng nhận
→ Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật theo đúng các quy định của Bộ TT&TT và tổ chức chứng nhận về dải tần hoạt động, tương thích điện từ,...
→ Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ của các tổ chức chứng nhận, kịp thời đáp ứng các yêu cầu của các Trung tâm chứng nhận nếu có.
→ Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận hợp quy theo đúng thời hạn xử lý của các tổ chức chứng nhận.
→ Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và thay mặt doanh nghiệp nộp và hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
→ Trong trường hợp doanh nghiệp có vướng mắc hoặc không có đủ điều kiện cần thiết để trực tiếp nhập khẩu, ExtendMax có đủ khả năng và điều kiện cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác.
Theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkedIn để được cập nhật những thông tin mới nhất
Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc!
↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓