The Stevie Awards
SME100 Châu Á
People's Choice Stevie Awards
Top 5 Công ty Dịch vụ pháp lý tốt nhất
World Business Outlook Awards
Công ty dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác tốt nhất Việt Nam 2025

CO CQ là gì? Phân biệt giữa CO và CQ

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thuật ngữ CO và CQ được nhắc đến rất phổ biến. Vậy CO là gì? CQ là gì? CO và CQ khác nhau như thế nào? 

ExtendMax - 26/04/2025 - Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế, một trong những câu hỏi được nhiều người tìm hiểu nhất là "CO CQ là gì?". Đây là những loại chứng từ quan trọng giúp chứng minh xuất xứ và chất lượng hàng hóa và có thể sử dụng để miễn giảm thuế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa 02 loại giấy tờ này. Vậy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn gọi là Certificate of Origin hoặc CO là gì? Giấy chứng nhận chất lượng (còn gọi là Certificate of Quality hay CQ) là gì? CO và CQ khác nhau như thế nào? Hãy cùng ExtendMax tìm hiểu chi tiết các định nghĩa và cách phân biệt theo góc nhìn luật pháp trong xuất nhập khẩu qua bài viết dưới đây.

 

1. CO CQ là gì?

CO và CQ là từ viết tắt tiếng Anh của của Certificate of Origin (CO) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và Certificate of Quality (CQ) - Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa. Vậy 2 loại chứng từ này bản chất là gì? Chúng đóng vai trò gì trong xuất nhập khẩu? Hãy cùng ExtendMax tìm hiểu chi tiết về CO và CQ trong các nội dung nghiên cứu chuyên sâu dưới đây.

 

2. Giấy chứng nhận chất lượng CQ

Định nghĩa giấy chứng nhận chất lượng CQ

Giấy chứng nhận CQ (Certificate of Quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn đã được thiết lập của hãng sản xuất hoặc của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một loại giấy chứng nhận được sử dụng rộng rãi trong hoạt động giao dịch thương mại quốc tế để chứng minh rằng các sản phẩm có trong danh sách đã đáp ứng được các tiêu chí nhất định, đã vượt qua các bài kiểm tra tính năng và kiểm tra đảm bảo chất lượng và cũng đáp ứng các tiêu chí chất lượng được quy định trong hợp đồng thương mại và quy định của nước xuất khẩu.

Chứng nhận CQ là gì (Certificate of quality)
Chứng nhận CQ (Certificate of quality) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa

>>> Xem thêm:  Đăng ký nhập khẩu máy in | Tiết kiệm thời gian – Tối ưu chi phí

Các loại giấy chứng nhận CQ

Giấy chứng nhận CQ bao gồm nhiều hình thức và được các tổ chức khác nhau ban hành. Các loại giấy chứng nhận chất lượng CQ thường gặp trong xuất nhập khẩu bao gồm:

Giấy chứng nhận chất lượng do hãng sản xuất cấp

Đây là loại giấy chứng nhận do chính hãng sản xuất cấp, theo tiêu chuẩn của hãng sản xuất hoặc tiêu chuẩn quốc gia, cũng có thể tiêu chuẩn quốc tế. Loại giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng do hãng sản xuất cấp này thường ít có giá trị trong xuất nhập khẩu, chỉ mang tính chất "cam kết" của hãng sản xuất với khách hàng.

Giấy chứng nhận chất lượng theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, sau đây là các loại giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa được cấp theo quy định của pháp luật:

Nội dung chính của CQ bao gồm các thông tin gì

Thông thường, giấy chứng nhận CQ có liệt kê các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của hãng sản xuất, người xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
  • Tên, kiểu loại và mô tả của sản phẩm hàng hóa.
  • Số lượng và trọng lượng hàng hóa (trong một số trường hợp).
  • Bộ chứng từ xuất nhập khẩu của hàng hóa (trong một số trường hợp).
  • Tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa.
  • Kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng hàng hóa.

>>> Xem thêm: Dịch vụ dán nhãn năng lượng | Công bố dán nhãn năng lượng uy tín

Vai trò quan trọng của CQ trong xuất nhập khẩu:

  • Giúp chứng minh hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã công bố kèm theo hàng hóa đó.
  • Chứng chỉ CQ giúp xác nhận chất lượng hàng hóa đáp ứng thông số kỹ thuật như công bố hay không.
  • Giấy chứng nhận chất lượng cấp theo quy định của pháp luật có thể được cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thừa nhận (tùy theo quy định của từng nước).
  • Chứng từ CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ hải quan trừ một số mặt hàng, thông thường là hàng hóa gây mất an toàn, có quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ nhập khẩu.

Doanh nghiệp khi sản xuất ra hàng hóa có quyền công bố các tiêu chuẩn chất lượng, cũng như cấp giấy chứng nhận chất lượng xuất xưởng. Tuy nhiên giấy chứng nhận chất lượng thường ít có giá trị trong thủ tục xuất nhập khẩu. Thay vào đó, loại giấy chứng nhận chất lượng do một bên độc lập kiểm định chất lượng hàng hóa sẽ có giá trị hơn, đặc biệt là khi bên thứ 3 này là cơ quan kiểm định được nhà nước chỉ định hoặc công nhận.

 

3. Giấy chứng nhận xuất xứ CO

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO là gì

Khoản 4 Điều 3 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP định nghĩa Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Nói một cách ngắn gọn, giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - CO) là một văn bản do một cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền cấp, chứng nhận về nước nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một trong những vấn đề lớn mà khách hàng quan tâm. Đặc biệt trong xuất nhập khẩu, khi mà nguồn gốc xuất xứ hàng hóa là một căn cứ quan trọng để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy chế tối huệ quốc hoặc các hiệp định thương mại quốc tế FTA. Ví dụ, nếu hàng hoá có nguồn gốc từ các quốc gia trong ASEAN xuất khẩu sang các nước có hiệp định thương mại với ASEAN thì có thể được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu.

Phân loại CO và cơ quan cấp CO

Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi (Preferential C/O): Căn cứ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP, CO hưởng ưu đãi là giấy chứng nhận xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan. Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi thường sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc do tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền cấp. Tại Việt Nam, căn cứ theo Điều 16 của Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền cấp CO, Bộ Công thương cũng có thẩm quyền ủy quyền cho tổ chức khác cấp CO.

Giấy chứng nhận xuất xứ không được hưởng ưu đãi (Non-Preferential C/O):  Căn cứ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP, C/O không ưu đãi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp không theo điều ước quốc tế về ưu đãi thuế quan, không làm phát sinh quyền hưởng ưu đãi thuế quan. Nghĩa là ngoài các trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hưởng ưu đãi nêu trên. Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi thường do tổ chức được ủy quyền cấp, hoặc có thể do thương nhân tự chứng nhận (căn cứ theo Điều 25 của Nghị định 31/2018/NĐ-CP).

Bạn có biết: Ngày 21/04/2025, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT về việc thu hồi quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ và tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập của Na Uy và Thụy Sỹ đối với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Giấy chứng nhận CO để làm gì

Theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) có các công dụng sau:

  • Hưởng ưu đãi thuế quan: C/O là cơ sở để hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

  • Áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại: Xác định xuất xứ của hàng hóa là căn cứ để áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (như chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ).

  • Thực thi hàng rào kỹ thuật: Dùng để áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hoặc các quy định liên quan đến xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam hoặc nước nhập khẩu.

  • Thống kê thương mại: Phục vụ cho công tác thống kê xuất nhập khẩu của quốc gia.

  • Chứng minh xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Giúp đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nước nhập khẩu trong trường hợp nước đó có quy định hoặc yêu cầu riêng về xuất xứ.

Chứng nhận CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xưởng hay chứng nhận xuất xứ của sản phẩm
Chứng nhận CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xưởng hay chứng nhận xuất xứ của sản phẩm

Các mẫu CO phổ biến tại Việt Nam

Mẫu CO

Áp dụng

CO Form A

Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan GSP (Generalized System of Preferences) của các nước phát triển (châu Âu, Nhật Bản...).

CO Form B

Hàng hóa xuất khẩu sang các nước không yêu cầu ưu đãi thuế quan hoặc không có FTA với Việt Nam (Chỉ xác nhận xuất xứ, không có ưu đãi thuế)

CO Form D

Hàng hóa xuất khẩu trong khối ASEAN (theo Hiệp định thương mại hàng hóa ATIGA).

Được hưởng ưu đãi thuế suất 0% hoặc thấp trong nội khối ASEAN.

CO Form E

Hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc và ngược lại theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

Hưởng thuế ưu đãi theo cam kết ACFTA.

CO Form S

Hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãu thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.

CO Form AK

Xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).

CO Form AJ

Xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản (AJCEP).

CO Form AANZ

Xuất khẩu sang Úc và New Zealand theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – New Zealand (AANZFTA).

CO Form VJ / JV

Xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).

CO Form VK / KV

Xuất khẩu sang Hàn Quốc theo Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).

CO Form GSTP

Xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

CO Form CPTPP

Xuất khẩu sang các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) như: Canada, Mexico, Peru, Chile, Úc, Nhật Bản...

 

CO Form ICO

Cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)

 

>>> Xem thêm: Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự | Quy trình chi tiết

Nội dung chính của C/O có các thông tin sau:

  • Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
  • Tên và mô tả hàng hóa.
  • Nước xuất xứ hàng hóa.
  • Số lượng và trọng lượng hàng hóa.
  • Thông tin cảng đi, cảng đến, số hiệu tàu, số hiệu container

Thủ tục khi xin cấp giấy chứng nhận CO

Để hoàn thành thủ tục xin cấp phép CO, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết (đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế,…) kèm theo mẫu hồ sơ xin cấp phép CO, bao gồm:

  • Đơn cấp CO điền đầy đủ thông tin, đóng dấu có thẩm quyền của doanh nghiệp.
  • Bộ chứng từ xuất nhập khẩu của lô hàng, tờ khai Hải Quan các mặt hàng xuất nhập khẩu…
  • Các giấy tờ chứng minh có liên quan: bảng kê hàm lượng giá trị khu vực (RVC), quy trình sản xuất, hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, chứng nhận nguyên vật liệu sản xuất,…

>>> Xem thêm: Chứng nhận hợp quy máy tính để bàn | Hỗ trợ công bố sản phẩm

CO là bắt buộc khi làm thủ tục hải quan để được miễn/giảm thuế nhập khẩu

CO là bắt buộc khi làm thủ tục hải quan để được miễn/giảm thuế nhập khẩu

4. Tại sao CO, CQ lại quan trọng trong xuất nhập khẩu?

Việc hiểu rõ và sở hữu CO (Certificate of Origin) và CQ (Certificate of Quality) mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa:

  • Xác định rõ nguồn gốc và chất lượng hàng hóa: CO và CQ là căn cứ pháp lý xác minh nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo minh bạch trong chuỗi cung ứng, giúp cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt hơn hoạt động thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Hưởng ưu đãi thuế quan và phí nhập khẩu: Đối với hàng hóa có CO chứng minh xuất xứ từ các quốc gia ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Đây là lợi thế cạnh tranh giúp giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
  • Đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa: CQ đóng vai trò chứng minh rằng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn công bố. Điều này không chỉ giúp hàng hóa vượt qua các vòng kiểm tra kỹ thuật khi nhập khẩu, mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hạn chế rủi ro phát sinh từ hàng kém chất lượng.
  • Bắt buộc trong thủ tục hải quan: CO và CQ là những chứng từ thường xuyên được yêu cầu trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Việc chuẩn bị đầy đủ hai loại giấy tờ này giúp doanh nghiệp thông quan nhanh chóng, tránh bị giữ hàng hoặc xử phạt hành chính do thiếu chứng từ hợp lệ.
  • Hỗ trợ kiểm tra, xác minh và truy xuất nguồn gốc: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại hoặc kiểm tra từ cơ quan chức năng, CO CQ là bằng chứng quan trọng để xác minh xuất xứ, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa đã nhập khẩu.
Tầm quan trọng của CO CQ là gì trong hoạt động xuất nhập khẩu

Tầm quan trọng của CO, CQ trong hoạt động xuất nhập khẩu

>>> Xem thêm:  Dịch vụ nhập khẩu ủy thác | Tất tần tật từ A-Z

 

5. Phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa CO và CQ

Sự khác biệt chính giữa CO và CQ là ở nội dung và vai trò của hai chứng nhận này. CO xác nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, trong khi CQ xác nhận chất lượng của hàng hóa.

  • CO thường được yêu cầu đối với các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ từ các nước có hiệp định thương mại tự do với nước nhập khẩu. CO giúp doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế, phí trong quá trình nhập khẩu.
  • CQ thường được yêu cầu đối với các mặt hàng có yêu cầu cao về chất lượng, chẳng hạn như thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế,... CQ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng hàng hóa.

Ngoài ra, CO là chứng nhận bắt buộc đối với một số mặt hàng, chẳng hạn như hàng hóa xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh châu Âu. CQ không bắt buộc đối với tất cả các mặt hàng, nhưng có thể bắt buộc đối với một số mặt hàng cụ thể (thường là hàng có khả năng gây mất an toàn - hàng hóa nhóm 2) theo quy định của nước nhập khẩu.

Sau đây là bảng so sánh tóm tắt để phân biệt giữa CO và CQ

Stt Tiêu chí so sánh CO (Certificate of Origin) CQ (Certificate of Quality)
1 Tên gọi  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa
2 Mục đích chính - Chứng minh nơi xuất xứ của hàng hóa
- Hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA
- Áp dụng phòng vệ thương mại hoặc hạn ngạch nhập khẩu theo xuất xứ
- Chứng minh hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu
- Phục vụ hợp đồng thương mại hoặc thủ tục nhập khẩu
3 Căn cứ pháp lý - Luật Quản lý ngoại thương 2017
- Nghị định 31/2018/NĐ-CP
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- (Dùng thuật ngữ chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy)
4 Cơ quan cấp - Bộ Công Thương
- VCCI hoặc các tổ chức được ủy quyền (tùy loại CO)
- Nhà sản xuất
- Tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập (nếu theo tiêu chuẩn cụ thể)
5 Hình thức, mẫu biểu - Có mẫu quy định rõ ràng, theo từng FTA (ví dụ: Form A, E, D, CPTPP, EVFTA...) - Không có mẫu chuẩn quốc tế
- Thường theo mẫu riêng của nhà sản xuất hoặc tổ chức chứng nhận
6 Thông tin trên giấy tờ - Thông tin xuất xứ hàng hóa (quốc gia, nhà sản xuất)
- Mô tả hàng hóa (số lượng, mã HS, trọng lượng)
- Thông tin người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Thông tin về tiêu chuẩn chất lượng áp dụng (ISO, TCVN, ASTM...)
- Kết quả kiểm tra chất lượng hoặc cam kết đạt chuẩn của sản phẩm
7 Lợi ích chính - Hưởng ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu
- Hợp thức hóa xuất xứ hàng hóa
- Tránh biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá
- Khẳng định chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
- Phục vụ đàm phán thương mại, làm cơ sở đảm bảo chất lượng
8 Ví dụ thực tế - CO Form E: Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo FTA - CQ cho thiết bị CNTT xác nhận đạt chuẩn CE (Châu Âu) hoặc FCC (Hoa Kỳ) do nhà sản xuất cấp

 

CO và CQ đều là chứng từ quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong khi CO giúp xác minh xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan, thì CQ đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như công bố. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa CO và CQ không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn xây dựng uy tín với đối tác quốc tế.

CO CQ là bằng chứng quan trọng để xác minh xuất xứ, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa đã nhập khẩu
CO CQ là bằng chứng quan trọng để xác minh xuất xứ, tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa đã nhập khẩu

>>> Xem thêm:  Dịch vụ công bố hợp quy | Uy tín – Tiết kiệm

Trên đây là những thông tin về 02 loại giấy chứng nhận thường dùng trong xuất nhập khẩu CO và CQ. Nếu bạn thấy bài viết hướng dẫn của chúng tôi là hữu ích và có giá trị áp dụng trong thực tế, xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá ở phần dưới của bài viết, để lại bình luận, và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Đánh giá của bạn sẽ là động lực lớn để chúng tôi viết các hướng dẫn thủ tục chi tiết hơn, có giá trị hướng dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu.

Tác giả bài viết: Chuyên gia pháp lý Trần Thanh Phương với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý xuất nhập khẩu.

Trần Thanh Phương
Trần Thanh Phương

Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là chuyên gia tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Cisco, HPE, Arista, Palo Alto, Lenovo... tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.

Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Dịch vụ chứng nhận hợp quy Extendmax
        Dịch vụ giấy phép mật mã dân sự extendmax
        Dịch vụ thử nghiệm thiết bị ict extendmax
        Dịch vụ công bố nhãn hiệu suất năng lượng extendmax
        Dịch vụ extendmax chuyên nghiệp
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam