Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu lò vi sóng và yêu cầu kiểm tra chuyên ngành

Hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục nhập khẩu lò vi sóng chuẩn pháp lý và những yêu cầu về kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy bạn cần biết.

EXTENDMAX Công việc chế biến thực phẩm như rã đông, hâm nóng thức ăn, nấu cơm, nướng bánh…v.v chưa bao giờ trở nên dễ dàng như thế chỉ với một chiếc lò vi sóng. Được sản xuất với ngày càng hoàn thiện các tính năng, lò vi sóng sớm “thống lĩnh” gian bếp và trở thành “trợ thủ” đắc lực của các chị em nội trợ. Hiện nay, có thể thấy lò vi sóng được bày bán rất nhiều trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên bạn có thắc mắc lò vi sóng được nhập khẩu với quy trình, thủ tục như thế nào và yêu cầu kiểm tra chuyên ngành của nó ra sao không? Cùng theo ExtendMax đến bài viết dưới đây để giải đáp tất cả thắc mắc của bạn nhé!

Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu lò vi sóng và kiểm tra chuyên ngành

Lò vi sóng là gì? Đôi nét về cấu tạo của lò vi sóng 

Lò vi sóng là gì? Công dụng?

Lò vi sóng hay còn có tên gọi khác là lò vi ba, là một thiết bị gia dụng làm bếp rất quen thuộc trong mọi gia đình. 

Thông thường lò vi sóng được sử dụng để hâm nóng thức ăn. Tuy nhiên càng ngày sản phẩm này càng đa dạng về chức năng hơn, không chỉ để hâm nóng mà nó còn có thể rã đông các thực phẩm một cách nhanh chóng và an toàn, nấu chín hoặc hấp chín các loại thực phẩm đơn giản như rau củ quả mà vẫn giữ được phần lớn chất dinh dưỡng. Đặc biệt, lò vi sóng có thể nướng được bánh cũng như nướng các loại thức ăn khác. 

Với sự đa năng cũng như tiện lợi, lò vi sóng luôn được lòng người tiêu dùng, giúp chị em phụ nữ dễ thở hơn trong việc nấu nướng và không có gì bất ngờ khi sản phẩm này nhanh chóng trở thành “người bạn đồng hành” lý tưởng trong mỗi gian bếp hiện đại. 

Sơ lược cấu tạo của lò vi sóng

Cấu tạo lò vi sóng
Mô tả cấu tạo lò vi sóng (nguồn ảnh: internet)

 

Một lò vi sóng cơ bản sẽ bao gồm đầy đủ các bộ phận sau: Buồng nấu, Đĩa quay, Mạch vi điều khiển, Bảng điều khiển, Magnetron (nguồn phát sóng), Quạt tản nhiệt, Cánh tản sóng, Tecmit, Vỏ máy

Hiện nay, lò vi sóng đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường trong nước. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được chi tiết về quy trình, thủ tục nhập khẩu cũng như yêu cầu chuyên ngành đối với mặt hàng này. Ngay dưới đây ExtendMax sẽ hướng dẫn cụ thể các bước để những doanh nghiệp đang có ý định chuẩn bị nhập khẩu lò vi sóng có thể tham khảo.

 

Tóm tắt yêu cầu chuyên ngành khi nhập khẩu lò vi sóng

Yêu cầu chuyên ngành áp dụng đối với lò vi sóng được tóm tắt như dưới đây: 


Chính sách chuyên ngành


Kiểm tra chất lượng nhà nước, Chứng nhận Hợp quy và Công bố hợp quy


Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn áp dụng


QCVN 4:2009/BKHCN - Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN và QCVN 9:2012/BKHCN - Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN

Trường hợp loại trừ, miễn kiểm

Điện áp tối đa của lò vi sóng > 250V

 

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25:2005) về thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - an toàn - phần 2-25: yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp (năm 2007) thì tiêu chuẩn này không áp dụng cho lò vi sóng dùng trong thương mại (IEC 60335-2-90), thiết bị gia nhiệt bằng vi sóng dùng cho công nghiệp (IEC 60519-6), thiết bị được thiết kế để sử dụng ở những nơi có điều kiện đặc biệt, như khí quyển có chứa chất ăn mòn hoặc dễ nổ (bụi, hơi hoặc khí).

>>> Sự thật thú vị: Lò vi sóng mặc dù phát ra sóng điện từ micro wave ở tần số khoảng 2.4GHz nhưng về mặt bản chất nó không phải là sóng chứa dữ liệu thông tin, do vậy không phải là sản phẩm công nghệ thông tin và không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Mã HS code và thuế nhập khẩu lò vi sóng

Lò vi sóng có mã HS code thuộc Nhóm 8516 - Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.

Bảng dưới đây cung cấp thông tin về mã HS và thuế nhập khẩu của lò vi sóng cụ thể như sau:


Mã HS


Mô tả


VAT (%)


Thuế NK ưu đãi (%)


Thuế NK thông thường (%)


851660


Các loại lò khác; nồi nấu, bếp đun dạng tấm đun, vòng đun sôi, thiết bị kiểu vỉ nướng và lò nướng









8516.60.90


Lò vi sóng kết hợp


10


20


30


8516.50.00


Lò vi sóng


10


25


37.5

 

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của lò vi sóng từ một số thị trường chính:

Xuất xứ

Thuế NK ưu đãi đặc biệt (%)

ASEAN

(Form D)

0

Trung Quốc

(Form E)

5

Hàn Quốc

(Form AK)

32

Nhật Bản

(Form AJ)

0

 

Lưu ý: Doanh nghiệp có thể dễ dàng chủ động tra cứu mã HS và biểu thuế của mặt hàng dự định nhập khẩu tại website Cơ sở Dữ liệu Thương mại Việt Nam https://vntr.moit.gov.vn/vi hoặc trang web của Tổng cục Hải quan https://www.customs.gov.vn/.

>>> Xem thêm: Mã HS code là gì? 06 sai lầm cần tránh khi xác định HS code

Theo quy định tại danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì lò vi sóng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào nước ta. Bạn chỉ được phép nhập khẩu lò vi sóng mới 100%, trừ 10 trường hợp đặc biệt được nhập khẩu hàng cũ

>>> Xem thêm: 10 trường hợp đặc biệt được nhập lò vi sóng cũ

Thuế nhập khẩu lò vi sóng

 

Chính sách pháp luật về nhập khẩu sản phẩm lò vi sóng 

Chính sách pháp luật đối với nhập khẩu lò vi sóng được tóm tắt trong bảng dưới đây:


Cơ quan ban hành


Văn bản pháp quy


Nội dung áp dụng





Bộ Khoa học & Công nghệ



Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN


Kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo QCVN 4:2009/BKHCN - Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN và QCVN 9:2012/BKHCN - Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN


Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN


Phương thức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy


Chính phủ


Nghị định 74/2018/NĐ-CP


Quy định thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, sản phẩm hàng hoá

 

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

Theo Điều 16, Thông tư 39/2018/TT-BTC, bộ hồ sơ nhập khẩu sản phẩm lò vi sóng cần các chứng từ nhập khẩu bắt buộc bao gồm:

  • Tờ khai hải quan

  • Vận đơn/Chứng từ vận tải (Bill of lading)

  • Hợp đồng thương mại (Sale contract)

  • Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)

  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)

  • Khuyến khích có các chứng từ quan trọng như chứng nhận xuất xứ (C/O) và CDatalogue của sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được các mức thuế ưu đãi đặc biệt dựa trên Hiệp định thương mại tự do FTA.

  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (bao gồm xác nhận từ cơ quan kiểm tra chất lượng).

Thông tin chúng tôi cung cấp ở trên là các chứng từ cần thiết và khuyến khích phải có đầy đủ để hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hoá một cách chính xác và thuận lợi.

Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ cần thiết đầy đủ, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thông quan hàng hoá.  Tuy nhiên, trong quá trình lên tờ khai có thể sẽ xuất hiện những sai sót khiến doanh nghiệp bị vi phạm, xử phạt. Vì vậy để giảm thiểu tối đa tình trạng này ExtendMax sẽ mách cho bạn những mẹo tránh sai sót khi chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Các thành phần của bộ chứng từ xuất nhập khẩu đầy đủ

 

Quy trình nhập khẩu lò vi sóng gồm 5 bước tối ưu

Quy trình nhập khẩu lò vi sóng trong 5 bước
Tóm tắt quy trình nhập khẩu lò vi sóng 5 bước đầy đủ nhất

 

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cho lò vi sóng

>>> Xem thêm:  Hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu chuyên sâu nhất

Hồ sơ cần chuẩn bị

Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng

Chi phí

Thời gian xử lý

Nơi tiếp nhận

1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu yêu cầu cần có bao gồm: Commercial Invoice, AWB hoặc B/L, P/O hoặc contract

2. Catalogue / datasheet

3. Mẫu đơn đăng ký KTCL

1. QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN

2. QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN

Không thu phí chính thức

2 ~ 3 ngày làm việc

Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin 1 cửa Quốc gia https://vnsw.gov.vn/ hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu

 

Bước 2: Mở tờ khai, thông quan lô hàng

Hồ sơ cần chuẩn bị

Thời gian xử lý

Nơi tiếp nhận

Lưu ý

1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm Commercial Invoice, AWB hoặc B/L, P/O hoặc contract, Packing List, CO (nếu có)

2. Đơn đăng ký KTCL đã được xác nhận bởi cơ quan kiểm tra

Truyền các tài liệu nêu trên theo tờ khai hải quan

2-5 ngày làm việc tùy theo luồng của tờ khai (xanh, vàng, đỏ) và có phải kiểm hóa hay không

Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi hàng về hoặc Chi cục Hải quan quản lý nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh

Nếu không gặp các vướng mắc gì liên quan đến giá hoặc bảo hộ sở hữu trí tuệ, hàng hóa sẽ được thông quan luôn.

Doanh nghiệp không phải làm thủ tục mang hàng về bảo quản.

 

Bước 3: Đăng ký lấy mẫu và thử nghiệm sản phẩm

Thử nghiệm an toàn về điện

Hồ sơ cần chuẩn bị

Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng

Chi phí

Thời gian xử lý

Nơi tiếp nhận

1. Catalogue / datasheet

2. 01 sản phẩm mẫu + phụ kiện

3. Điền mẫu phiếu đăng ký thử nghiệm

QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN

TCVN 5699-2-25:2007

Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm, thông thường khoảng 3.000.000 ~ 5.000.000 VNĐ / model. 

7 ~ 10 ngày làm việc

Các phòng thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định hoặc đã đăng ký hoạt động thử nghiệm với Bộ KHCN.

 

Thử nghiệm tương thích điện từ EMC

Hồ sơ cần chuẩn bị

Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng

Chi phí

Thời gian xử lý

Nơi tiếp nhận

1. Catalogue / datasheet

2. 01 sản phẩm mẫu + phụ kiện

3. Điền mẫu phiếu đăng ký thử nghiệm

QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN

TCVN 7492-2:2010

TCVN 6988 (CISPR 11)

Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm, thông thường khoảng 10.000.000 ~ 12.000.000 VNĐ / model.

7~10 ngày làm việc

Các phòng thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định hoặc đã đăng ký với Bộ KHCN.

 

Bước 4: Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy CR

Lò vi sóng nhập khẩu được thực hiện chứng nhận hợp quy theo 2 phương thức

Chứng nhận hợp quy an toàn điện QCVN 4:2009/BKCN theo phương thức 7

Chứng nhận hợp quy EMC QCVN 9:2012/BKHCN theo phương thức 1

>>> Xem thêm: Hướng dẫn tổng quát về CNHQ và các phương thức chứng nhận

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 - chứng nhận theo lô

Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị

Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng

Chi phí

Thời gian xử lý

Nơi tiếp nhận

1. Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận

2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Tài liệu kỹ thuật (catalogue, datasheet)

4. Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị

5. Bộ hồ sơ nhập khẩu.

Đăng ký chứng nhận hợp quy các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện và tương thích điện từ

Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của tổ chức chứng nhận. Thông thường phí CNHQ như sau:

QCVN 4:2009/BKHCN: 2.000.000 VNĐ / lô hàng

QCVN 9:2012/BKHCN: 2.000.000 VNĐ / model

2~3 tuần tùy theo việc chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ hay không

Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất lượng hoặc tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động chứng nhận.

 

Bước 5: Công bố hợp quy, dán nhãn hàng hoá

Sau khi nhận được kết quả thử nghiệm và Giấy Chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện việc công bố hợp quy sản phẩm thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia hoặc tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương (đối với sản phẩm sản xuất trong nước). Doanh nghiệp có thể tiến hành dán tem hợp quy CR cùng các tem phụ bằng tiếng Việt lên sản phẩm trước khi đưa vào lưu hành trên thị trường.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn căn bản về công bố hợp quy

 

Dịch vụ hỗ trợ nhập khẩu sản phẩm lò vi sóng uy tín #1

 

ExtendMax là công ty dịch vụ xuất nhập khẩu hàng đầu

ExtendMax là đơn vị sở hữu bề dày nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy, cam kết tư vấn và hướng dẫn chuẩn pháp lý cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục nhập khẩu sản phẩm lò vi sóng vào thị trường Việt Nam. Công ty chúng tôi với phương châm làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả đã có được sự uy tín lớn trên thị trường và hiện nay đang là đơn vị cung cấp dịch vụ cho những Công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Đến với ExtendMax, chúng tôi sẽ lo chuẩn từ A - Z quy trình, hồ sơ và thủ tục nhập khẩu sản phẩm lò vi sóng, đảm bảo giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và tránh những sai sót không đáng có.

Đừng quên đóng góp bình luận, đánh giá của bạn cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy có ích nhé! Nhận được sư ủng hộ từ các bạn chính là niềm vinh hạnh đối với chúng tôi. Theo dõi FB fanpage hoặc LinkedIn để luôn nhận được các thông tin mới nhất từ ExtendMax.

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Trần Thanh Phương
Trần Thanh Phương

Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là chuyên gia tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Cisco, HPE, Arista, Palo Alto, Lenovo... tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội