Thủ tục nhập khẩu quạt điện, chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng cho quạt điện

Tác giảBùi Thế Hà

Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu quạt điện và chuẩn bị các chứng từ kiểm tra chuyên ngành liên quan.

Là một thiết bị làm mát phổ biến trong gia đình, quạt điện luôn là mặt hàng có sức tiêu thụ lớn vào mùa hè, đặc biệt là các loại quạt tiết kiệm điện năng. Mặc dù quạt điện được sản xuất trong nước không hề kém phong phú, đa dạng nhưng mặt hàng này vẫn được nhập khẩu không ít vào Việt Nam từ nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Thái Lan,... Vậy thủ tục nhập khẩu quạt điện vào Việt Nam được quy định như thế nào? Có những chính sách kiểm tra chuyên ngành gì phải thực hiện hay không? Các bước làm thủ tục thông quan thực hiện ra sao? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

 

Tóm tắt thủ tục nhập khẩu quạt điện

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn về thủ tục nhập khẩu quạt điện bao gồm cách xác định chính sách kiểm tra chuyên ngành, mã HS code và thuế suất nhập khẩu của quạt điện, cách phân biệt các loại quạt thông dụng, các bước chuẩn bị chứng từ xuất nhập khẩu và một số lưu ý quan trọng

Tóm tắt chính sách kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu các loại quạt điện: 

Loại quạt điện Chính sách kiểm tra chuyên ngành Ghi chú
Kiểm tra chất lượng & chứng nhận hợp quy Hiệu suất năng lượng & dán nhãn năng lượng
Quạt bàn, quạt đứng, quạt treo trường, quạt trần

Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN về danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chuyên ngành

Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục hàng hóa phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu

Quạt sàn, quạt tháp, quạt không cánh, quạt thông gió dùng điện 1 pha Không
Quạt điều hoà, quạt cầm tay mini, quạt tích điện sử dụng pin, quạt tản nhiệt, quạt công nghiệp (công suất trên 125W, sử dụng điện 3 pha) Không Không Quạt tích điện có chế độ AC vẫn phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu

 

Định nghĩa quạt điện và cách phân loại

Định nghĩa quạt điện

Quạt điện là thiết bị điện dùng để tạo ra luồng không khí trong không gian bằng cách sử dụng sức mạnh của động cơ điện. Quạt điện thường có 2 hoặc nhiều cánh được gắn trên trục quay của động cơ. Khi hoạt động, cánh quạt sẽ quay và đẩy không khí ra ngoài, tạo ra luồng gió phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người; chủ yếu là nhu cầu làm mát, thông gió. Do đặc điểm linh hoạt, dễ sử dụng, dễ bảo trì; lại đa dạng về mẫu mã, giá cả nên quạt điện trở thành thiết bị làm mát phổ biến, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn hơn cả.

Cách phân loại quạt điện

Quạt điện có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau dựa trên thiết kế, chức năng hay mục đích sử dụng, dưới đây là một số cách phân loại điển hình:

Phân loại theo chức năng:

  • Quạt thổi gió (quạt đứng, quạt treo tường, quạt trần, quạt hộp, quạt tích điện)
  • Quạt phun sương: có tích hợp bình nước, phun nước dưới dạng sương mù để bổ sung khả năng hấp thụ nhiệt
  • Quạt điều hoà: có tích hợp bình đựng nước hoặc đá lạnh để bổ sung hơi nước hấp thụ nhiệt, nhưng không tạo thành sương mù
  • Quạt thông gió: để thông gió tạo đối lưu không khí trong các không gian kín như nhà xưởng, toilet, bếp ăn

Phân loại theo cách dẫn động:

  • Quạt có động cơ dẫn động trực tiếp (bánh răng, trục vít), thường là loại quạt dân dụng
  • Quạt có động có dẫn động gián tiếp (qua dây đai, trục kẹp), thường sử dụng trong môi trường công nghiệp, công suất lớn

Phân loại theo cơ cấu điều khiển:

  • Quạt điện cơ: Sử dụng các bảng điều khiển cơ học như nút bấm cơ, công tắc xoay để điều chỉnh tốc độ, góc quay
  • Quạt điện tử: Sử dụng mạch điện tử để điều khiển nên nút bấm có hành trình ngắn, bấm nhẹ, thường có thêm bộ điều khiển từ xa

Phân loại theo kiểu cánh quạt

  • Quạt cánh cứng (nhựa cứng)
  • Quạt cánh mềm (nhựa mềm)
  • Quạt không cánh (vẫn có cánh bên trong thân quạt)

Phân loại theo nguồn năng lượng

  • Quạt điện chạy trên nguồn điện lưới
  • Quạt sử dụng năng lượng mặt trời và pin sạc
  • Quạt điện sử dụng kết hợp các nguồn năng lượng

Một số loại quạt điện phổ biến

 

quat-cay
Quạt cây

 

quat-tran
Quạt trần
quat-dieu-hoa
Quạt điều hòa

 

 

Mã HS code và thuế suất nhập khẩu của quạt điện

Quạt điện có mã HS code thuộc nhóm 8414. Dưới đây là HS code và thông tin thuế của một số loại quạt điện phổ biến trong sinh hoạt:

Mã HS

Mô tả

Thuế NK thông thường (%)

Thuế NK ưu đãi (%)

Thuế GTGT (%)

8414.51

- Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W:

     

8414.51.10

- - - Quạt bàn và quạt dạng hộp

45

30

10

 

- - - Loại khác: 

     

8414.51.91

- - - - Có lưới bảo vệ

37,5

25

10

8414.51.99

- - - - Loại khác

37,5

25

10

8414.59

- - Loại khác:

     
 

- - - Công suất không quá 125 kW:

     
 

- - - - Loại khác:

     

8414.59.41

- - - - - Có lưới bảo vệ

22,5

15

10

8414.59.49

- - - - - Loại khác

22,5

15

10

Lưu ý: Đối với quạt điều hoà, quạt phun sương, mã HS tham khảo là 8479.60.00 (Máy làm mát không khí bằng bay hơi); thuế nhập khẩu thông thường 5%; ưu đãi: 0%

Nếu hàng hoá nhập khẩu là quạt tích điện có kèm tấm pin năng lượng mặt trời thì mã HS là 8541.43.00; thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%; thông thường: 0% và VAT: 10%.

 

Có thể thấy, thuế suất của mặt hàng quạt điện khá cao. Vì vậy, đối với hàng được nhập khẩu từ các nước có FTA với Việt Nam như: thành viên nhóm ASEAN, EU; Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thì doanh nghiệp nên có chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi nhất.

 

Bộ hồ sơ chứng từ nhập khẩu quạt điện

Tương tư như các loại hàng hoá khác, bộ chứng từ nhập khẩu quạt điện cần có:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hoá đơn thương mại (commercial invoice);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Chứng nhận xuất xứ CO (nếu có);
  • Tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc Catalog (nếu có);

Đối với những loại quạt điện thuộc danh mục hàng hoá cần làm kiểm tra chuyên ngành trước khi lưu thông ra thị trường, doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị thêm:

Lưu ý: Các yêu cầu về chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng không chỉ áp dụng đối với quạt điện nhập khẩu mà đối với cả hàng sản xuất trong nước.

Quy trình nhập khẩu quạt điện

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Đăng ký thử nghiệm hiệu suất ở Phòng thử nghiệm.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu. Nộp giấy hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng online và giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất kèm theo tờ khai hải quan. Nếu công ty nhập khẩu đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất thì trực tiếp dùng kết quả này, không phải đăng ký lại.

Bước 3: Thông quan, lấy hàng về kho của doanh nghiệp. Tiến hành lấy mẫu thử nghiệm hiệu suất (doanh nghiệp tự lấy mẫu) và lấy mẫu thử nghiệm an toàn điện theo phương thức 7 - chứng nhận theo lô

Bước 4: Kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo TCVN 7826:2015 tại phong lab đã đăng ký hoặc được Bộ Công thương chỉ định. Nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất cho cơ quan hải quan sau khi hoàn thành thử nghiệm.

Bước 5: Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy. Nộp kết quả chứng nhận hợp quy lên cổng thông tin 1 cửa để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy cho lô hàng nhập khẩu.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp chứng nhận theo Phương thức 7 (thử nghiệm và chứng nhận theo lô hàng) thì giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho một lô hàng nhập khẩu và lô hàng nào về doanh nghiệp cũng cần thực hiện bước này.

Bước 6: Công bố dán nhãn năng lượng tại Vụ tiết kiệm năng lượng Bộ Công thương hoặc qua cổng dịch vụ công của Bộ Công thương. Đối với quạt điện sản xuất trong nước, hãng sản xuất cần làm thêm thủ tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ở địa phương.

Bước 7: Dán tem hợp quy CR, nhãn năng lượng và tem phụ khác (nếu có) trước khi lưu thông trên thị trường.

thu-tuc-thong-quan-quat-dien

Trong bối cảnh thị trường quạt điện ngày càng phát triển và đa dạng hơn, việc nhập khẩu quạt điện vào Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và thủ tục liên quan. Tuy nhiên, việc đáp ứng các yêu cầu này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi khách hàng ngày càng kĩ lưỡng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm chất lượng, có hiệu suất cao và tiết kiệm điện năng.

 

Theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkedIn để được cập nhật những thông tin mới nhất

Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Thương mại. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về các quy định pháp luật, thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội