Máy điều hoà không khí là một thiết bị làm mát ngày càng phổ biến và được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, với khoảng 2 triệu thiết bị được tiêu thụ mỗi năm. Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp gặp vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu điều hòa, do mặt hàng này thuộc diện nhập khẩu có điều kiện. Dưới đây, ExtendMax sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về các bước chuẩn bị và thực hiện thủ tục nhập khẩu điều hòa không khí, giúp bạn thông quan hàng hoá một cách thuận lợi, nhanh chóng và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật. Đặc biệt, bài viết bao gồm cả những nội dung hướng dẫn chuyên sâu của các chuyên gia tại ExtendMax về thủ tục kiểm tra chuyên ngành, hiệu suất năng lượng, công bố, dán nhãn năng lượng và chứng nhận hợp quy cho điều hoà không khí.
Tóm tắt thủ tục nhập khẩu điều hoà và các yêu cầu chuyên ngành
Tóm tắt thủ tục nhập khẩu điều hoà không khí
- Xác định diện nhập khẩu của hàng hoá: Doanh nghiệp cần xác định loại điều hoà mà mình nhập khẩu có phải hàng hoá cấm nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện hay không. Trong đó, điều hoà không khí đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 08/2023/TT-BCT).
- Phân loại hàng hoá: Xác định mã HS của loại điều hoà cần nhập khẩu để xác định các yêu cầu chuyên ngành và các loại thuế quan áp dụng đối với mặt hàng đó.
- Dự trù ngân sách: chuẩn bị chi phí cho các thủ tục đo kiểm, thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp.
- Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ: Gồm các chứng từ xuất nhập khẩu thông thường và chứng từ kiểm tra chuyên ngành
- Nộp thuế, làm thủ tục thông quan hàng hoá
- Các thủ tục chuyên ngành khác sau khi thông quan (nếu có): nộp kết quả thử nghiệm hiệu suất, công bố dán năng lượng, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy…
Tóm tắt các yêu cầu kiểm tra chuyên ngành để nhập khẩu điều hoà
Loại điều hoà | Chính sách chuyên ngành | Ghi chú | |
Kiểm tra chất lượng & chứng nhận hợp quy | Kiểm tra hiệu suất & công bố nhãn năng lượng | ||
Điều hòa 1 cụm (điều hòa cửa sổ, điều hòa di động) | Có | Có | - TCVN 7830:2015 không áp dụng với điều hoà có ống gió, trừ loại có năng suất lạnh danh định nhỏ hơn 8 000 W và được thiết kế để làm việc ở áp suất tĩnh bên ngoài nhỏ hơn 25 Pa. - Điều hoà có công suất quá 26.38 KW (90.000BTU) hoặc cường độ dòng điện > 25A thì không phải chứng nhận hợp quy. - Máy điều hoà sử dụng điện 3 pha thì không phải áp dụng bất kỳ chính sách kiểm tra chuyên ngành nào. |
Điều hòa 2 cụm (Split Air conditioner) | Có | Có | |
Điều hòa có 3 cụm trở lên (điều hòa trung tâm, điều hòa multi) | Có | Không |
Từ ngày 01/01/2025, TCVN 7830:2015 hiện hành sẽ được thay thế bởi TCVN 7830:2021. Các máy điều hòa VRF, VRV và điều hoà sử dụng nguồn điện 3 pha có thể tự nguyện áp dụng TCVN 13256:2021 cho các cụm ngoài trời (còn gọi là "dàn nóng" hoặc "outdoor unit").
Định nghĩa và phân loại điều hoà
Điều hoà không khí là gì?
Máy điều hòa không khí hay điều hòa nhiệt độ (gọi tắt là "điều hòa") là thiết bị được thiết kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong một không gian cụ thể, bao gồm cả việc làm mát và làm ấm không gian.
Ở Việt Nam, điều hoà được sử dụng nhiều nhất vào mùa hè để “đối phó” với cái nóng. Chính vì vậy, ở Việt Nam còn có cách gọi điều hoà phổ biến khác là “máy lạnh”.
Phân loại điều hòa không khí
Điều hòa không khí có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như cấu trúc, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, và công nghệ. Dưới đây là một số loại điều hòa phổ biến:
- Phân loại theo cấu tạo:
- Điều hoà 1 cụm: Dàn nóng và dàn lạnh được tích hợp trong 1 khối. Ví dụ: Điều hoà cửa sổ, điều hoà di động.
- Điều hoà 2 cụm: Dàn nóng và dàn lạnh được thiết kế tách rời nhau, được kết nối bằng các ống đồng dẫn gas và dây điện điều khiển. Ví dụ: Điều hoà treo tường,
- Điều hòa 3 cụm trở lên: Nhiều dàn nóng và dàn lạnh kết hợp với nhau tạo thành một hệ thống điều hoà không khí. Ví dụ: Điều hoà multi, điều hoà VRV, VRF.
- Phân loại theo chức năng xử lý nhiệt:
- Điều hoà 1 chiều (máy lạnh): Chỉ có chức năng làm mát, không thể tăng nhiệt sưởi ấm.
- Điều hoà 2 chiều: Van đảo chiều giúp biến đổi chức năng hai dàn nóng và lạnh đáp ứng nhu cầu điều chỉnh nhiệt độ làm mát hoặc sưởi trong các mùa khác nhau.
- Phân loại theo tính ứng dụng:
- Điều hòa gia dụng: Sử dụng trong các không gian nhỏ như phòng ngủ hoặc các không gian khác trong nhà, công suất nhỏ và trung bình.
- Điều hòa công nghiệp: Sử dụng trong các không gian lớn như văn phòng, nhà hàng, khách sạn, có công suất lớn và khả năng làm mát/làm ấm mạnh mẽ.
Mã HS Code và thuế nhập khẩu điều hoà không khí
Mã HS code, mô tả hàng hóa, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi của các loại điều hoà không khí thường thấy:
Mã HS | Mô tả | VAT (%) | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế NK thông thường (%) |
8415 | Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt | |||
841510 | – Loại thiết kế để lắp vào cửa sổ, tường, trần hoặc sàn, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt) : | |||
84151020 | – – Công suất làm mát không quá 21,10 kW | 10% | 30% | 45% |
84151030 | – – Công suất làm mát trên 21,10 kW nhưng không quá 26,38 kW | 10% | 30% | 45% |
84151090 | – – Loại khác | 10% | 20% | 30% |
– Loại khác: | ||||
841581 | – – Kèm theo một bộ phận làm lạnh và một van đảo chiều chu trình nóng/lạnh (bơm nhiệt có đảo chiều): | |||
– – – Loại khác: | ||||
– – – – Loại khác: | ||||
84158197 | – – – – – Công suất làm mát không quá 21,10 kW | 10% | 25% | 37.5% |
84158198 | – – – – – Công suất làm mát trên 21,10 kW nhưng không quá 26,38 kW | 10% | 25% | 37.5% |
84158199 | – – – – – Loại khác | 10% | 20% | 30% |
841582 | – – Loại khác, có kèm theo bộ phận làm lạnh: | |||
– – – Loại khác: | ||||
84158291 | – – – – Công suất làm mát không quá 26,38 kW | 10% | 27% | 40.5% |
84158299 | – – – – Loại khác | 10% | 15% | 22.5% |
>>> Xem thêm: Cách tra mã HS code | 06 sai lầm về mã HS code hay gặp
Văn bản pháp luật về thủ tục nhập khẩu máy điều hoà
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục nhập khẩu điều hoà được ban hành bởi nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Điều hoà không khí thuộc nhóm mặt hàng thiết bị điện dân dụng, thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định kiểm tra chuyên ngành sau:
Kiểm tra chuyên ngành của Bộ KHCN | Kiểm tra hiệu suất năng lượng của Bộ Công Thương | Quy định khác |
Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN về danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy | Quyết định số 14/2023/QĐ-TTg quy định danh mục sản phẩm kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng | Nghị định 74/2018/NĐ-CP - Quy định thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước (áp dụng chung) |
Văn bản hợp nhất Thông tư 11/2012/TT-BKHCN, 13/2013/TT-BKHCN và 07/2018/TT-BKHCN về quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho thiết bị điện và điện tử gia dụng | Thông tư số 36/2016/TT-BCT quy định quy trình và thủ tục công bố nhãn tiết kiệm năng lượng | Nghị định 69/2018/NĐ-CP (Hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 08/2023/TT-BCT) về danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu |
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và 02/2017/BKHCN quy định về công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp | Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 của Bộ Công thương quy định danh mục sản phẩm kiểm tra chuyên ngành của Bộ Công thương | Hàm lượng hóa chất độc hại (dự kiến áp dụng từ 2026): Xem qua bài viết riêng của ExtendMax |
QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN về tương thích điện từ | TCVN 7830:2015 (áp dụng đến ngày 31/12/2024); TCVN 7830:2021 và TCVN 13256:2021 (áp dụng từ 01/01/2025) |
Bài viết chưa bao gồm hướng dẫn thủ tục áp dụng đối với các hệ thống lạnh theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH và QCVN 21:2015/BLĐTBXH. Chúng tôi sẽ cập nhật nội dung này sau
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu điều hoà
Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2018/TT-BTC, các chứng từ nhập khẩu bắt buộc bao gồm:
-
Tờ khai hải quan;
-
Vận đơn/Chứng từ vận tải (Bill of lading);
-
Hợp đồng thương mại (Sale contract);
-
Hoá đơn thương mại (commercial invoice);
-
Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list);
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị sẵn các chứng từ khác quan trọng như: giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) và Catalogue của sản phẩm. Ví dụ: sử dụng chứng nhận xuất xứ CO để nhận được các mức thuế ưu đãi, dựa trên các Hiệp định thương mại tự do FTA.
Đối với trường hợp loại điều hoà nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm:
-
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (có xác nhận của cơ quan kiểm tra).
-
Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng.
-
Hãy xem lại bảng tóm tắt của chúng tôi ở phần trên bài viết để được biết thủ tục kiểm tra chuyên ngành áp dụng đối với từng loại điều hoà không khí.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết, doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá. Nếu chưa nắm rõ nội dung của từng loại chứng từ cần thiết, hãy xem ngay hướng dẫn lập bộ hồ sơ xuất nhập khẩu đầy đủ của ExtendMax.
Quy trình, thủ tục nhập khẩu điều hòa không khí
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
Hồ sơ cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Bộ chứng từ xuất nhập khẩu bao gồm Commercial Invoice, AWB hoặc B/L, P/O hoặc contract 2. Catalogue / datasheet 3. Mẫu đơn đăng ký KTCL | Đăng ký theo mục áp dụng đối với máy điều hoà ở phần Phụ Lục - Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN | Không thu phí chính thức | 2~3 ngày làm việc | Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin 1 cửa Quốc gia VNNSW hoặc trực tiếp tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu |
>>> Xem thêm: Chuyên sâu về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Đăng ký kiểm tra hiệu suất năng lượng
Hồ sơ cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
Catalogue sản phẩm | TCVN 7830:2015 (trước 31/12/2024) TCVN 7830:2021 và TCVN 13256:2021 (từ 01/01/2025) | Không thu phí chính thức | 1~2 ngày làm việc | Các phòng thử nghiệm được Bộ Công thương chỉ định hoặc đã đăng ký với Bộ Công thương. VD: Vinacomin, Quatest 1, Quatest 3... |
Bước 2: Mở tờ khai và thông quan
Nộp giấy hoặc hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng online và giấy đăng ký thử nghiệm hiệu suất kèm theo tờ khai hải quan. Nếu doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất thì trực tiếp dùng kết quả này, không phải đăng ký lại. Sau khi đưa hàng về kho của doanh nghiệp, tiến hành lấy mẫu thử nghiệm hiệu suất (doanh nghiệp tự lấy mẫu) và lấy mẫu thử nghiệm tương thích điện từ theo phương thức 1 - mẫu điển hình.
Bước 3: Thử nghiệm
Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
Hồ sơ/tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Catalogue / datasheet 2. 01 sản phẩm mẫu + phụ kiện |
TCVN 7830:2015 (trước 31/12/2024) TCVN 7830:2021 và TCVN 13256:2021 (từ 01/01/2025)
| Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm và các quy chuẩn áp dụng. Thông thường phí thử nghiệm là 19.000.000 VNĐ ~ 38.000.000 VNĐ/ model (chưa bao gồm VAT) | 3~5 ngày | Các phòng thử nghiệm được Bộ Công thương chỉ định hoặc đã đăng ký với Bộ Công thương. VD: Vinacomin, Quatest 1, Quatest 3... |
Thử nghiệm tương thích điện từ
Hồ sơ cần chuẩn bị | Mục đăng ký/Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Catalogue / datasheet 2. 01 sản phẩm mẫu + phụ kiện 3. Điền mẫu phiếu đăng ký thử nghiệm | QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 QCVN | Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm và các quy chuẩn áp dụng. Không có mức giá chung nào đúng cho tất cả các loại điều hoà. | 1~3 ngày làm việc | Các phòng thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định hoặc đã đăng ký với Bộ KHCN. |
Bước 4: Thực hiện thủ tục chứng nhận hợp quy CR và Công bố dán nhãn năng lượng.
Nộp kết quả chứng nhận hợp quy lên cổng thông tin 1 cửa để hoàn thành thủ tục công bố hợp quy cho lô hàng nhập khẩu. Đối với điều hoà được sản xuất trong nước, hãng sản xuất cần làm thêm thủ tục Công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ở địa phương.
Chứng nhận hợp quy cho điều hoà
Hồ sơ / tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký / Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận 2. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Tài liệu kỹ thuật (catalogue, datasheet) 4. Bản khai thông tin mẫu thử nghiệm. 5. Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị 6. Giấy chứng nhận ISO 9001 của nhà máy sản xuất hoặc bộ hồ sơ nhập khẩu. 7. Một số biểu mẫu khác trong trường hợp đặc biệt | Đăng ký chứng nhận hợp quy các quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ | Chi phí phụ thuộc vào bảng giá của phòng thử nghiệm và các quy chuẩn áp dụng. | 2~3 tuần tùy theo việc chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ hay không | Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất lượng hoặc tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoạt động chứng nhận. |
Công bố dán nhãn năng lượng
Hồ sơ / tài liệu cần chuẩn bị | Mục đăng ký / Quy chuẩn áp dụng | Chi phí | Thời gian xử lý | Nơi tiếp nhận |
1. Mẫu Giấy công bố dán nhãn năng lượng 2. Kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng 3. Mẫu nhãn năng lượng dự kiến | Nhãn so sánh | Không thu phí chính thức | 3 - 5 ngày làm việc | Vụ tiết kiệm năng lượng Bộ Công thương hoặc nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công của Bộ Công thương |
Bước 5: Dán tem hợp quy CR, nhãn năng lượng và tem phụ khác (nếu có) trước khi lưu thông trên thị trường
>>> XEM THÊM: Quy trình nhập khẩu quạt điện
Dịch vụ của ExtendMax có gì đặc biệt?
Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận và xin cấp phép, kiểm tra hiệu suất năng lượng, công bố dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng, sản phẩm gia dụng, ExtendMax có các lợi thế đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ thử nghiệm và công bố nhãn năng lượng, từ đó giúp đỡ doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí khi làm thủ tục nhập khẩu điều hoà.
-
ExtendMax đánh giá và phân nhóm sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định một cách chính xác và đầy đủ các giấy phép cần thiết khi nhập khẩu máy điều hoà. Qua đó, giúp doanh nghiệp dự trù thời gian đáp ứng được yêu cầu, quản lý được ngân sách và ngăn ngừa các biến cố không mong muốn.
-
ExtendMax đánh giá thông số và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, xác định sản phẩm có thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng hay phải dán nhãn năng lượng hay không, qua đó tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Trong trường hợp loại điều hoà nhập khẩu không thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất, ExtendMax sẽ tư vấn phương án xử lý phù hợp hoặc hỗ trợ xin giấy giám định của Bộ Công thương.
-
ExtendMax nắm vững các yêu cầu về số lượng mẫu thử nghiệm và yêu cầu đối với mẫu thử nghiệm, tối ưu hóa được các tài nguyên mà khách hàng cung cấp, qua đó giảm chi phí, rút ngắn thời gian cho khâu thử nghiệm công bố nhãn năng lượng và chứng nhận hợp quy.
-
ExtendMax đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện soạn thảo, nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ kết quả và các thủ tục đo kiểm thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, kiểm tra hiệu suất, công bố dán nhãn năng lượng cho điều hoà.
Theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkedIn để được cập nhật những thông tin mới nhất
Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc!
↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓