Hé lộ quy trình xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông

Chi tiết quy trình xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy thiết bị thu phát sóng, CNHQ. Hé lộ yêu cầu đánh giá việc sản xuất đối với một số trường hợp chứng nhận hợp quy Phương thức 1

Thủ tục kiểm tra chất lượngchứng nhận hợp quy thiết bị thu phát sóng công nghệ thông tin được nhiều người đánh giá là phức tạp nhất khi so sánh với các loại hàng hóa nhóm 2 khác như thiết bị điện gia dụng, vật liệu xây dựng... Sự phức tạp trong thủ tục chứng nhận hợp quy thiết bị thu phát sóng đến từ nhiều khía cạnh như cách xác định quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, các loại giấy tờ cần thiết để chứng nhận hợp quy, yêu cầu xác minh nguồn gốc sản phẩm mẫu, xác minh giấy tờ của nước ngoài trong một số trường hợp đặc biệt... Ngày 05/11/2024, Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (TQC) có ban hành Quyết định số 228/QĐ-TTĐLCL về việc ban hành quy trình chứng nhận hợp quy. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về quy trình xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy ICT theo Quyết định số 228/QĐ-TTĐLCL cùng tóm tắt về một vài điểm đặc biệt.

Quy trình xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy ICT

 

Tiếp nhận và xử lý hồ sơ CNHQ ICT

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp quy (CNHQ), Trung Tâm Đo Lường Chất lượng Viễn thông phải có văn bản thông báo với khách hàng trong thời hạn 07 ngày làm việc đối với các trường hợp:

  • Hồ sơ chưa thống nhất (VD chưa thống nhất về tên hãng sản xuất, thông số kỹ thuật, tên nhà máy...)
  • Hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, hoặc áp dụng sai phương thức chứng nhận hợp quy

Đối với hồ sơ đề nghị CNHQ đã đúng và đầy đủ, thời hạn xử lý hồ sơ là 07 ngày làm việc. Các trường hợp phát sinh thêm thời gian xử lý (VD: chờ khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc phải đánh giá việc sản xuất) thì kéo dài không quá 27 ngày làm việc kể khi tiếp nhận hồ sơ

 

 

Yêu cầu đối với kết quả đo kiểm

Kết quả đo kiểm (KQĐK) phải được cấp bởi phòng đo kiểm phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT.

Đối với KQĐK cấp bởi phòng đo kiểm MRA: KQĐK phải được thực hiện theo QCVN hoặc tiêu chuẩn nêu tại Quyết định thừa nhận của Bộ TT&TT, không chấp nhận KQĐK theo tiêu chuẩn quốc tế tương đương trừ những trường hợp được Bộ TT&TT hướng dẫn bằng văn bản. Trước khi thực hiện việc đánh giá về nội dung, KQĐK phải được xác minh về nguồn gốc với phòng đo MRA (Phòng Chứng nhận là đầu mối thực hiện)

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyên sâu về kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu

 

Yêu cầu đối với sản phẩm mẫu đo kiểm

Trường hợp sản phẩm mẫu do tổ chức, cá nhân tự nhập khẩu: hồ sơ phải có bằng chứng về việc nhập khẩu. Sản phẩm mẫu phải có tem nhãn phù hợp theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021.

Trường hợp sản phẩm mẫu do hãng sản xuất (HSX) nước ngoài cung cấp: hồ sơ phải có bằng chứng về việc HSX đã cung cấp sản phẩm mẫu cho tổ chức, cá nhân (bằng chứng phải nêu rõ thông tin của sản phẩm mẫu, thông tin của tổ chức, cá nhân và phải được xác minh tính hợp lệ).

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi tem nhãn hàng điện tử theo NĐ 111/2021/NĐ-CP

 

Xử lý hồ sơ CNHQ theo Phương thức 1

Trình tự xử lý hồ sơ CNHQ theo phương thức 1

Trình tự xử lý hồ sơ CNHQ theo phương thức 1 của TQC

Áp dụng đánh giá nhà máy với phương thức 1

Áp dụng đánh giá nhà máy đối với chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 là một trong những điểm nổi bật của Quy trình chứng nhận hợp quy theo Quyết định số 228/QĐ-TTĐLCL. Yêu cầu này khác biệt với hầu hết thủ tục chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 tại các tổ chức chứng nhận hợp quy của Bộ KHCN, Bộ GTVT, Bộ Xây Dựng... Việc đánh giá nhà máy nhằm mục đích đảm bảo việc sản xuất sản phẩm được thực hiện đúng tại dây chuyền có giấy chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng hoặc đúng tại nhà máy gia công đã khai báo.

Căn cứ theo Quyết định số 228/QĐ-TTĐLCL, việc đánh giá nhà máy khi chứng nhận theo phương thức 1 được áp dụng đối với các trường hợp 1 và trường hợp 6 dưới đây: 

Trường hợp

cấp GCN

Chỉ cấp GCN

cho HSX

Có thể cấp

GCN cho HSX

hoặc đơn vị

nhập khẩu

Chỉ cấp GCN

cho đơn vị

nhập khẩu

Lưu ý khi áp dụng

Trường hợp 1

X

   

Phải thực hiện việc đánh giá tại cơ sở sản xuất của HSX.

Trường hợp 2

X

   

Hồ sơ phải có bằng chứng về việc HSX thuê gia công;

Phải thực hiện việc đánh giá việc sản xuất tại nhà máy gia công.

Trường hợp 3

 

X

   

Trường hợp 4

 

X

 

Hồ sơ phải có bằng chứng về việc HSX thuê gia công (bằng chứng này phải được xác minh nguồn gốc thông qua cơ quan đại diện của HSX tại Việt Nam).

Trường hợp 5

   

X

Hồ sơ phải có bằng chứng về việc HSX thuê gia công và bằng chứng về mối quan hệ về tổ chức giữa HSX với nhà máy gia công (các bằng chứng phải được trao đổi, xác minh về nguồn gốc với HSX).

Trường hợp 6

   

X

Hồ sơ phải có bằng chứng về việc HSX thuê gia công (bằng chứng phải được trao đổi, xác minh về nguồn gốc với HSX).;

Phải thực hiện việc đánh giá việc sản xuất tại nhà máy gia công.

 

>>> Xem thêm: Tổng quan về CNHQ và các phương thức chứng nhận

>>> Xem thêm: Hướng dẫn về công bố hợp quy dành cho dân chuyên nghiệp

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy của TQC
Mẫu giấy chứng nhận hợp quy theo Phương thức 1 của TQC

 

Chi phí chứng nhận hợp quy

Chi phí CNHQ áp dụng theo quy định của Trung tâm về hao phí dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Việc thu phí CNHQ được thực hiện theo Hướng dẫn QT-HD09 của TQC. Theo đó:

Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông phát hành báo giá dịch vụ trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

Báo giá của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông sẽ liệt kê toàn bộ loại chi phí cần thiết để thực hiện đối với hồ sơ CNHQ.

Các trường hợp hồ sơ CNHQ có phát sinh quá trình đánh giá và/hoặc lấy mẫu (hồ sơ CNHQ theo Phương thức 5, 7 hoặc các hồ sơ CNHQ theo Phương thức 1 thuộc các Trường hợp 1, 2, 6 nêu tại Phụ lục 1 Hướng dẫn QT-HD02): việc tính toán, xác định chi phí đi lại, ăn nghỉ của Đoàn đánh giá phải phù hợp với quy định của Trung tâm về mức phí dịch vụ chứng nhận hợp quy sản phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông tại thời điểm lập báo giá

>>> Xem thêm: Chi phí CNHQ thiết bị thu phát vô tuyến, CNTT

 

Giám sát sau chứng nhận hợp quy

Chỉ thực hiện việc giám sát sau CNHQ đối với sản phẩm đã được cấp giấy CNHQ theo Phương thức 1 và Phương thức 5. Trong đó:

Việc giám sát sau CNHQ đối với sản phẩm đã được cấp giấy CNHQ Phương thức 1 được thực hiện thông qua xem xét việc duy trì hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận HT QLCL của dây chuyền sản xuất.

Việc giám sát sau CNHQ đối với sản phẩm đã được cấp giấy CNHQ theo Phương thức 5 được thực hiện định kỳ không quá 12 tháng kể từ ngày cấp giấy CNHQ hoặc kể từ lần giám sát trước đó.

 

ExtendMax có thể giúp bạn những gì?

Như bạn thấy đó, thủ tục chứng nhận hợp quy thiết bị thu phát sóng vô tuyến CNTT rất phức tạp, có nhiều yêu cầu thêm so với phương thức chứng nhận hợp quy áp dụng ở các Bộ khác. Bất kỳ một sai sót nhỏ nào trong việc xác định quy chuẩn, quy trình thực hiện đều có thể dẫn tới những thiệt hại lớn về chi phí liên quan đến việc thử nghiệm và chứng nhận hợp quy. Trong trường hợp bạn cần hỗ trợ, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp của ExtendMax.

Bằng vào kinh nghiệm nhiều năm của các luật sư/kỹ sư và các thông tin mới nhất về các quy định hiện hành, ExtendMax sẽ tư vấn và cung cấp dịch vụ thực hiện các thủ tục giúp quý khách:

→ Tư vấn các thủ tục pháp lý cần thiết bao gồm nhưng không giới hạn thủ tục Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy để sản phẩm được lưu hành ra thị trường một cách tuân thủ và hợp pháp

→ Xác định đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn cần thiết áp dụng cho thiết bị qua đó tránh được sai sót, tiết kiệm thời gian và chi phí

→ Dịch vụ thử nghiệm sản phẩm mẫu điển hình tại phòng thử nghiệm của ExtendMax (phòng thử nghiệm VNCA) hoặc tại các phòng thử nghiệm được Bộ TT&TT chỉ định.

→ Rút ngắn thời gian đo kiểm, thay mặt doanh nghiệp hỗ trợ Phòng thử nghiệm set-up mẫu thử nghiệm. Chủ động phối hợp cùng Phòng thử nghiệm xử lý các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm.

→ Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, các mẫu tài liệu đề nghị chứng nhận hợp quy theo đúng quy định của các tổ chức chứng nhận

→ Hỗ trợ doanh nghiệp đạt được giấy chứng nhận hợp quy theo đúng thời hạn xử lý của các tổ chức chứng nhận.

→ Hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và thay mặt doanh nghiệp nộp và hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.

>>> Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận hợp quy ICT của ExtendMax

 

Kiến thức và kinh nghiệm tuyệt vời là để cho đi. Chúng tôi sẽ rất vui mừng nhận lại sự ủng hộ của bàn bằng cách để lại bình luận, đánh giá ở phần dưới bài viết và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Hãy theo dõi ExtendMax qua FB fanpage hoặc LinkedIn để luôn nhận được các thông tin mới nhất.

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Trần Thanh Phương
Trần Thanh Phương

Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là chuyên gia tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Cisco, HPE, Arista, Palo Alto, Lenovo... tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.

Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội