EXTENDMAX – 09/01/2025 – Giám sát sau chứng nhận hợp quy là một quá trình quan trọng nhằm đảm bảo các sản phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ đã được chứng nhận hợp quy tiếp tục đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc các quy định liên quan trong suốt thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về các quy định giám sát của Bộ TT&TT, Bộ Khoa học và Công nghệ. Đồng thời, bài viết làm rõ các phương thức áp dụng, mức phí, hậu quả khi không tuân thủ, và các biện pháp cần thiết mà nhà sản xuất và công ty nhập khẩu nên thực hiện để duy trì hiệu lực giấy chứng nhận.
Giám sát sau chứng nhận hợp quy là gì
Giám sát sau chứng nhận hợp quy là quá trình kiểm tra và theo dõi liên tục hậu chứng nhận hợp quy để đảm bảo rằng sản phẩm, hàng hóa, hoặc dịch vụ đã được chứng nhận hợp quy vẫn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc các quy định có liên quan trong suốt thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận.
>>> Xem thêm: Chứng nhận hợp quy là gì
Giám sát sau CNHQ áp dụng đối với Phương thức nào?
Quy định của Bộ TT&TT
Các Phương thức chứng nhận hợp quy Bộ TT&TT áp dụng đối với sản phẩm ICT được quy định tại Điều 11 của Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT và Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT (sau đây gọi tắt là “Thông tư 30/2011/TT-BTTTT”)
“Điều 11. Phương thức chứng nhận hợp quy
1. Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo một trong ba phương thức sau đây được quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:
- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.”
Như vậy, ta cần tìm hiểu các phương thức quy định tại Điều 5 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN quy định về việc giám sát sau CNHQ như thế nào.
Quy định của Bộ Khoa Học và Công nghệ
Các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Điều 5 của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là “Thông tư 28/2012/TT-BKHCN”). Việc giám sát sau chứng nhận hợp quy không áp dụng đối với Phương thức 1, Phương thức 7, Phương thức 8. Chi tiết cụ thể như sau:
“Điều 5. Các phương thức đánh giá sự phù hợp
1. Việc đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình;
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
đ) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
e) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.
2. Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.”
Quy định của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông
Việc giám sát sau chứng nhận hợp quy (“CNHQ”) được quy định tại "Điều 14 - Hoạt động giám sát sau CNHQ" của Quy trình chứng nhận hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 228/QĐ-TTĐLCL ngày 05/11/2024 của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (TQC)
Phương thức CNHQ | Giá trị của giấy CNHQ | Điều kiện duy trì giá trị của giấy CNHQ |
Phương thức 1 | Tối đa 03 năm kể từ ngày cấp | Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (HT QLCL) của dây chuyền sản xuất được duy trì hiệu lực liên tục |
Phương thức 5 | Tối đa 03 năm kể từ ngày cấp | Sản phẩm được cấp giấy CNHQ được giám sát định kỳ hàng năm |
Phương thức 7 | Chỉ có giá trị đối với lô hàng được chứng nhận |
|
Kết luận
Như vậy ta có thể thấy quy định về giám sát sau chứng nhận hợp quy đối với Phương thức 1 của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông có sự khác biệt so với quy định tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT và Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN. Cụ thể là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN không có yêu cầu giám sát sau CNHQ đối với Phương thức 1.
Có Bộ nào giám sát hậu CNHQ đối với Phương thức 1 không?
Theo ghi nhận của ExtendMax, hiện tại chỉ có Bộ Xây dựng cũng có yêu cầu về giấy chứng nhận ISO 9001 để chứng nhận hợp quy theo Phương thức 1 cho QCVN 16:2023/BXD đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu kèm theo phương thức giám sát sau CNHQ là “thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu”. Tuy nhiên, điều khác biệt cơ bản là cấp độ văn bản pháp lý đối với yêu cầu giám sát này. Cụ thể khác biệt như sau:
-
Yêu cầu giám sát đối với CNHQ Phương thức 1 của Bộ Xây dựng được quy định ngay trong QCVN 16:2023/BXD (cấp độ văn bản pháp quy).
-
Yêu cầu giám sát đối với CNHQ Phương thức 1 của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông được quy định trong Quy trình nội bộ của Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (không phải là văn bản pháp quy).
>>> Xem thêm: Bộ TT&TT hợp nhất với Bộ KHCN: Ảnh hưởng tới CNHQ như thế nào?
TQC có thông báo cho người được chứng nhận không?
Theo thông tin chúng tôi nhận được, TQC sẽ ban hành văn bản thông báo cho các tổ chức cá nhân được cấp giấy CNHQ về việc giám sát sau chứng nhận hợp quy. Tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận ISO phải cập nhật bản ISO mới nhất cho TQC trong thời hạn quy định. Các nội dung về việc duy trì hiệu lực giấy chứng nhận sẽ được cung cấp chi tiết trong công văn của TQC
Việc đánh giá giám sát sau CNHQ có thu phí không?
Căn cứ theo Quyết định về mức hao phí CNHQ, TQC có thu phí 850.000 VNĐ (chưa VAT) cho việc đánh giá duy trì giấy Chứng nhận hợp quy đã cấp theo Phương thức 1.
Hậu quả khi không đáp ứng được giám sát sau CNHQ?
Căn cứ theo quy trình của TQC, các giấy CNHQ không đạt điều kiện duy trì hiệu lực sẽ bị hủy bỏ hiệu lực, bị thu hồi và được lập thành danh sách công bố lên trang website vnta.gov.vn của Cục Viễn thông.
Hãng sản xuất và công ty nhập khẩu cần làm gì?
Như đã phân tích ở trên, mặc dù Thông tư 30/2011/TT-BTTTT và Thông tư 28/2012/TT-BKHCN và chưa có quy định về việc giám sát sau CNHQ đối với Phương thức 1, TQC hiện tại vẫn là đơn vị duy nhất được Bộ TT&TT chỉ định chứng nhận hợp quy các sản phẩm ICT. Do vậy, để đảm bảo công việc kinh doanh không bị ảnh hưởng, các hãng sản xuất và tổ chức cá nhân nhập khẩu cần chủ động thực hiện theo các yêu cầu của tổ chức chứng nhận TQC. Các hành động cần thiết như sau:
-
Hãng sản xuất cần lập kế hoạch cho việc theo dõi duy trì hiệu lực giấy chứng nhận ISO 9001 để duy trì hiệu lực giấy Chứng nhận hợp quy.
-
Công ty nhập khẩu cần chủ động yêu cầu các hãng sản xuất cập nhật và cung cấp giấy chứng nhận ISO 9001 phiên bản mới nhất.
-
Các hãng sản xuất và công ty nhập khẩu có thể sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của ExtendMax để được hỗ trợ thủ tục chứng nhận hợp quy và duy trì hiệu lực của giấy CNHQ.
-
Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà việc duy trì hiệu lực giấy chứng nhận ISO 9001 bị chậm trễ so với kế hoạch hoặc khi có thắc mắc liên quan đến việc duy trì hiệu lực của giấy CNHQ, tổ chức cá nhân có thể thực hiện theo Khoản 2 Điều 9 của Thông tư 02/2024/TT-BTTTT để liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) nhằm được hướng dẫn và giải đáp.
Đọc thêm loạt bài viết của ExtendMax về quy trình CNHQ sản phẩm ICT với các góc nhìn độc đáo:
>>> Xem thêm: Hé lộ quy trình CNHQ của TQC
>>> Xem thêm: Rối bời vì yêu cầu ISO 9001?
Tuyên bố miễn trừ pháp lý: Bài viết này được thực hiện theo các nghiên cứu của luật gia Trần Thanh Phương nhằm cung cấp thông tin và phân tích pháp lý về việc thực hiện chứng nhận hợp quy các sản phẩm ICT. Bài viết này không nhằm mục đích cổ súy hoặc làm căn cứ để vi phạm các chính sách quản lý chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý nhà nước.
Cùng theo dõi ExtendMax qua FB FanPage hoặc LinkedIn để được cập nhật những thông tin mới nhất
Hãy để lại bình luận và chia sẻ bài viết nếu bạn thấy nó hữu ích trong công việc
↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓