Trong bối cảnh toàn cầu hóa và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, logistics ngày càng trở thành một ngành nghề thiết yếu trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Vậy logistics là gì? Ngành logistics gồm những hoạt động nào, vai trò ra sao, và có gì khác với xuất nhập khẩu hoặc chuỗi cung ứng? Bài viết dưới đây, ExtendMax sẽ giúp bạn hiểu rõ từ khái niệm đến đặc điểm, chức danh và yêu cầu nhân sự trong lĩnh vực logistics.
1. Khái niệm Logistics
1.1 Logistics là gì?
Theo định nghĩa của Hội đồng Quản lý Chuỗi Cung Ứng (Council of Supply Chain Management Professionals – CSCMP), logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc di chuyển và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ, thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ một cách hiệu quả.
Tại Việt Nam, logistics thường được hiểu là dịch vụ hậu cần, bao gồm toàn bộ hoạt động vận chuyển, kho bãi, phân phối và giao nhận nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Để hình dung rõ hơn về khái niệm logistics, bạn đọc có thể hiểu dịch vụ logistics bao gồm các hoạt động sau được nêu rõ trong Nghị định 163/2017/NĐ-CP.
- Dịch vụ xếp dỡ container, không bao gồm dịch vụ cung cấp tại các sân bay
- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển
- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ trong mọi phương thức vận tải
- Đại lý vận tải hàng hóa, chuyển phát
- Làm thủ tục hải quan, bao gồm dịch vụ thông quan
- Dịch vụ kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, lấy mẫu và xác định trọng lượng
- Dịch vụ nhận - chấp nhận hàng, chuẩn bị chứng từ vận tải
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, bán lẻ bao gồm các hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, giao hàng
- Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ, hàng không
- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật
- Dịch vụ vận tải đa phương thức
- Các dịch vụ vận tải khác.

Logistics thường được hiểu là dịch vụ hậu cần
>>> Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu | Hỗ trợ toàn quốc – Thủ tục nhanh gọn
1.2 Các yếu tố chính của Logistics
Một hệ thống logistics hiệu quả thường bao gồm các yếu tố chính sau:
- Vận tải (Transportation): Di chuyển hàng hóa qua các phương tiện như đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
- Kho bãi (Warehousing): Lưu trữ hàng hóa trong kho nhằm tối ưu tồn kho và kiểm soát chất lượng.
- Quản lý tồn kho (Inventory Management): Duy trì mức tồn kho phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Xử lý đơn hàng (Order Fulfillment): Đảm bảo đơn hàng được xử lý và giao đúng thời gian, đúng địa điểm.
- Thông tin logistics (Information Flow): Quản lý dữ liệu và thông tin liên quan đến hoạt động vận chuyển, lưu kho, giao hàng.

Các yếu tố chính của Logistics
>>> Xem thêm: CO CQ là gì? Phân biệt giữa CO và CQ
2. Đặc điểm của ngành Logistics
Ngành logistics mang một số đặc điểm nổi bật như:
- Mang tính toàn cầu: Hoạt động logistics không giới hạn trong nước mà còn liên quan đến vận tải quốc tế, đặc biệt trong xuất nhập khẩu.
- Liên kết nhiều ngành: Logistics liên quan đến sản xuất, thương mại, tài chính, công nghệ và cả luật pháp.
- Đòi hỏi công nghệ cao: Việc ứng dụng phần mềm quản lý kho, hệ thống theo dõi GPS, blockchain... là xu thế bắt buộc.
- Áp lực thời gian: Logistics yêu cầu độ chính xác và thời gian giao hàng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Đặc điểm của ngành Logistics
>>> Xem thêm: CFS là gì? Tìm hiểu về CFS và quy trình hoạt động của kho CFS
3. Vai trò của ngành Logistics
Logistics giữ vai trò xương sống trong chuỗi cung ứng, giúp:
- Tối ưu chi phí vận chuyển, tồn kho, xử lý đơn hàng
- Tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời gian
- Hỗ trợ mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, kết nối các thị trường trên toàn cầu
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng qua dịch vụ giao nhận linh hoạt
Đặc biệt, trong thương mại điện tử, logistics đóng vai trò quyết định đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp.

Logistics giữ vai trò xương sống trong chuỗi cung ứng
>>> Xem thêm: Dịch vụ công bố hợp quy | Hướng dẫn thủ tục công bố nhanh gọn
4. Các chức danh và nhiệm vụ trong ngành Logistics
Ngành logistics có nhiều vị trí đa dạng, tùy theo quy mô doanh nghiệp:
Chức danh | Nhiệm vụ chính |
Nhân viên xuất nhập khẩu | Làm chứng từ, khai báo hải quan, phối hợp vận chuyển hàng hóa quốc tế |
Nhân viên điều phối kho | Quản lý tồn kho, sắp xếp, nhập – xuất hàng hóa |
Nhân viên vận tải | Theo dõi hành trình giao hàng, điều phối xe, liên hệ đối tác vận tải |
Chuyên viên logistics | Lập kế hoạch, tối ưu hóa quy trình logistics tổng thể |
Trưởng bộ phận logistics | Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động hậu cần, báo cáo lên Ban giám đốc |
Nhân viên chăm sóc khách hàng | Duy trì mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với khách hàng, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ logistics và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng |
Nhân viên thu mua | Tìm kiếm và mua các nguyên vật liệu, dịch vụ và thiết bị cần thiết cho hoạt động vận hành và cung ứng dịch vụ của tổ chức. |
Chuyên viên Hải quan
| Thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến thủ tục thông quan hàng hóa, đảm bảo an ninh, quản lý và kiểm soát lưu thông hàng hóa qua biên giới quốc gia một cách chặt chẽ và hiệu quả. |

Ngành logistics có nhiều vị trí đa dạng, tùy theo quy mô doanh nghiệp
>>> Xem thêm: Hướng dẫn công bố dán nhãn năng lượng | Uy tín – Hiệu quả
5. Phân biệt Logistics, chuỗi cung ứng và xuất nhập khẩu
Logistics là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, còn xuất nhập khẩu là hoạt động giao thương quốc tế, và chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ quá trình từ sản xuất đến khách hàng cuối cùng.
Tiêu chí | Logistics | Chuỗi cung ứng | Xuất nhập khẩu |
Khái niệm | Là quá trình lên kế hoạch, điều phối, kiểm soát luồng dịch chuyển của hàng hóa, thông tin liên quan đến nguyên vật liệu, quản lý hàng hóa từ điểm xuất phát đến đích | Là một mạng lưới phức tạp bao gồm mọi thứ từ lập kế hoạch nguồn cung, sản xuất, đến phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm logistics mà còn bao gồm nhiều quá trình và hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị tối đa cho người tiêu dùng cuối cùng và tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh | Quá trình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa/ dịch vụ giữa các thương nhân thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. |
Phạm vi | Hậu cần: vận chuyển, kho bãi | Bao trùm từ nguyên liệu đến phân phối | Giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia |
Mục tiêu | Đảm bảo hàng hóa lưu thông hiệu quả; Tối ưu hóa quy trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo sự chính xác và hiệu quả. | Tối ưu toàn bộ dòng chảy sản xuất; | Đáp ứng nhu cầu quốc tế. Tìm kiếm thị trường mới, tăng cường hoạt động xuất/ nhập khẩu, tối ưu hóa lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. |
Vai trò | Một phần trong chuỗi cung ứng. Và là 1 hoạt động thuộc xuất nhập khẩu | Bao gồm logistics và các khâu khác | Tập trung vào thủ tục hải quan, vận tải. Xuất nhập khẩu bao gồm hoạt động Logistic |
Trách nhiệm | Đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn, chính xác và đúng thời hạn | Quản lý toàn bộ quy trình từ nguồn nguyên liệu đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, với mục tiêu tối đa hóa giá trị và hiệu quả. | Đảm bảo tuân thủ các quy định hải quan và pháp lý, xử lý thủ tục nhập khẩu - xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường quốc tế |

Phân biệt Logistics, chuỗi cung ứng và xuất nhập khẩu
>>> Xem thêm: Giấy phép nhập khẩu là gì? Tư vấn giấy phép nhập khẩu uy tín
6. Những yêu cầu về nhân sự ngành Logistics
6.1 Ngành Logistics xét tuyển khối nào?
Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng hiện nay đang tuyển sinh theo 6 phương thức xét tuyển, sử dụng 4 tổ hợp môn phổ biến:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
- D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
- D90: Toán – Khoa học Tự nhiên – Tiếng Anh
Các tổ hợp này phù hợp với cả khối tự nhiên lẫn những bạn có thế mạnh về ngoại ngữ, mở rộng cơ hội vào ngành cho nhiều học sinh.
6.2 Tố chất phù hợp với ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng
Để thành công trong ngành Logistics – một lĩnh vực đòi hỏi tốc độ, tư duy chiến lược và khả năng xử lý tình huống linh hoạt, bạn cần sở hữu những tố chất sau:
- Năng động, tư duy logic và phản ứng nhanh với biến động
- Khả năng lập kế hoạch, tổ chức công việc một cách khoa học
- Giỏi ngoại ngữ và tin học văn phòng
- Kỹ năng làm việc nhóm, chịu áp lực tốt và tinh thần trách nhiệm cao
- Khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục hiệu quả
- Tố chất quản lý và định hướng lãnh đạo
6.3 Mức lương ngành Logistics và cơ hội nghề nghiệp
Logistics là một trong những ngành nghề “khát nhân lực” nhất hiện nay. Với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, mức lương trong ngành này luôn nằm trong top hấp dẫn.
- Sinh viên mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm thường nhận mức lương khoảng 5 – 9 triệu đồng/tháng.
- Sau vài năm tích lũy kinh nghiệm, chuyên viên logistics có thể nhận 9 – 13 triệu đồng/tháng.
- Quản lý cấp trung/cao có thể đạt mức 15 – 23 triệu đồng/tháng, thậm chí tại các tập đoàn lớn, mức lương lên đến 80 – 100 triệu đồng/tháng không còn là điều xa lạ.
Các công ty lớn như DHL, Bosch, Samsung, Unilever Vietnam... luôn có nhu cầu tuyển dụng cao và ưu tiên các ứng viên giỏi chuyên môn, ngoại ngữ và có kinh nghiệm thực chiến.
Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực TP.HCM, từ năm 2020–2025, mỗi năm TP.HCM cần khoảng 310.000 – 330.000 lao động, trong đó Logistics chiếm 5% – con số cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc của ngành.

Mức lương ngành Logistics và cơ hội nghề nghiệp
6.4 Yếu tố thành công trong ngành logistics
Để thành công trong ngành logistics, nhân sự cần đáp ứng các tiêu chí:
- Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết về xuất nhập khẩu, hải quan, kho bãi, vận tải.
- Ngoại ngữ: Giao tiếp và xử lý chứng từ bằng tiếng Anh là bắt buộc.
- Kỹ năng mềm: Tổ chức, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm.
- Tin học – Công nghệ: Sử dụng các phần mềm quản lý logistics, ERP, Excel.
- Tinh thần trách nhiệm cao: Vì chỉ cần sai lệch nhỏ cũng ảnh hưởng cả chuỗi cung ứng.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quát về ngành nghề, lĩnh vực logistics là gì và áp dụng các kiến thức này trong hoạt động logistics một cách hiệu quả.
ExtendMax – Đơn vị hỗ trợ nhập khẩu thiết bị CNTT chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu Việt Nam.
Đội ngũ nhân sự nhân sự giàu kinh nghiệm: ExtendMax có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin. Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, hoàn thành nhiều dự án phức tạp với kết quả ấn tượng.
Gặt hái nhiều giải thưởng trong nước và nước ngoài: Bao gồm nhiều giải thưởng danh giá uy tín hàng đầu thế giới như SME100 Asia Award (2023 & 2024), Stevie Awards (2025).
Cung cấp hệ sinh thái các dịch vụ tư vấn trọn gói xoay quanh các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử, như:
- Tư vấn chứng nhận hợp quy và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm công nghệ thông tin.
- Tư vấn xin giấy phép mật mã dân sự và an toàn thông tin mạng – lĩnh vực pháp lý phức tạp yêu cầu kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn.
- Dịch vụ nhập khẩu ủy thác, xuất khẩu ủy thác, và dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng của các tập đoàn quốc tế.
- Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho thiết bị công nghệ thông tin phục vụ các dự án lớn, trung tâm dữ liệu, và sản xuất công nghiệp.
Tiết kiệm – nhanh gọn: Với quy trình làm việc hiệu quả, ExtendMax đảm bảo việc thực hiện thủ tục nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí của khách hàng, đối tác.
Hiện ExtendMax đã và đang là nhà cung cấp dịch vụ cho các khách hàng, đối tác đến từ 30 quốc gia bao gồm các cường quốc về công nghệ như Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia, Singapore. Trong đó có nhiều thương hiệu toàn cầu như IBM, Dell, LEGO, Fujitsu, Lenovo.
Liên hệ tư vấn:
CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM
Địa chỉ ĐKKD: P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam
Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT.Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066
Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn