Dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự

Dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự, giấy phép xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (thiết bị tường lửa firewall, chuyển mạch switch....)

ExtendMax – Căn cứ theo Luật An toàn Thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP), các công ty nhập khẩu hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến tính năng mã hóa, mật mã dân sự phải tiến hành các thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự, giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự do Ban Cơ Yếu chính phủ cấp. Các loại giấy phép mật mã dân sự bao gồm (1) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (Giấy phép này có thể bao gồm các phụ lục khác nhau bao gồm phần giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, phần giấy phép kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự) và (2) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (giấy phép này có thể bao gồm các 02 phụ lục khác nhau bao gồm phụ lục giấy phép xuất khẩu sản phẩm mật mã dân sự và phụ lục giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự). Các sản phẩm cần phải xin giấy phép mật mã dân sự để kinh doanh và nhập khẩu bao gồm thiết bị tường lửa firewal, thiết bị định tuyến router, thiết bị chuyển mạch switch, các máy xử lý dữ liệu tự động có tính năng bảo mật (security appliance), thiết bị phòng họp trực tuyến, máy bộ đàm mã hóa đầu cuối, token ngân hàng, thẻ thông minh, SIM card... Trong trường hợp sản phẩm của công ty nhập khẩu không có đặc tính kỹ thuật mật mã dân sự như mã HS lại thuộc danh mục sản phẩm mật mã dân sự, chúng tôi khuyến nghị doanh nghiệp xin văn bản xác nhận sản phẩm không phải là sản phẩm mật mã dân sự, không phải xin giấy phép mật mã dân sự để thuận lợi khi thông quan. Vậy sản phẩm mật mã dân sự là gì? Giấy phép mật mã dân sự là gì? Vì sao phải xin giấy phép mật mã dân sự? Điều kiện để xin giấy phép mật mã dân sự? Quy trình thủ tục xin giấy phép mật mã dân sự gồm các bước nào? Lệ phí cấp giấy phép mật mã dân sự hết bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết của ExtendMax dưới đây.

dich-vu-xin-giay-phep-mat-ma-dan-su

1. Giấy phép mật mã dân sự là gì?

Giấy phép mật mã dân sự là loại giấy phép kinh doanh có điều kiện để kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự và dịch vụ mật mã dân sự. Để được cấp phép, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, yêu cầu về đội ngũ kỹ thuật và cán bộ quản lý, có phương án kinh doanh, phương án bảo hành và phương án kỹ thuật cho sản phẩm mật mã dân sự. Thông thường doanh nghiệp hay hiểu nhầm sang giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) thông thường, tuy nhiên, hai loại giấy này hoàn toàn khác nhau, có ý nghĩa khác nhau. Để được kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự, dịch vụ mật mã dân sự theo đúng các quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự.

Giấy phép mật mã dân sự Tiếng Anh là "civil cryptographic product trading license" hoặc "civil cryptographic product dealer license".

2. Sản phẩm mật mã dân sự là gì?

Sản phẩm mật mã là các sản phẩm có sinh khóa mật mã, hoặc bảo mật dữ liệu lưu trữ và dự liệu trao đổi trên môi trường internet bằng khóa mật mã (encryption). Sản phẩm mật mã biến các dữ liệu hình ảnh, âm thanh, dữ liệu thoại, dữ liệu lưu trữ từ định dạng thông thường chuyển sang định dạng mật mã. Các thiết bị đầu cuối nhận được dữ liệu đã mã hóa mà không có phương tiện hoặc kỹ thuật hay phần mềm giải mã thì sẽ không đọc được các dữ liệu đã được mã hóa đó.

Sản phẩm mật mã dân sự là kỹ thuật và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Sản phẩm mật mã dân sự có thể tồn tại ở dạng phần mềm (software), hoặc phần cứng (hardware), thông thường được ứng dụng trong hệ thống công nghệ thông tin của các doanh nghiệp đòi hỏi tính năng bảo mật cao như ngân hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp lớn...

Tên sản phẩm mật mã dân sự bằng tiếng Anh là civil cryptography products, encryption product, civil cryptographic product.

Theo Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP thì các sản phẩm mật mã dân sự được chia thành 08 nhóm chính sau:

  1. Sản phẩm sinh khóa mật mã, quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã.
  2. Thành phần mật mã trong hệ thống PKI.
  3. Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu giữ
  4. Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng
  5. Sản phẩm bảo mật luồng IP và bảo mật kênh
  6. Sản phẩm bảo mật thoại tương tự và thoại số
  7. Sản phẩm bảo mật vô tuyến
  8. Sản phẩm bảo mật Fax, điện báo

a. Các sản phẩm phải xin giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự

(liệt kê trong Phụ lục 2 của Nghị định 53/2018/NĐ-CP):

- Token để xác thực thanh toán sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng

- Thiết bị tường lửa có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh (firewall)

- Thiết bị định tuyến (Router) có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh (VD Router Cisco)

- Thiết bị trong mạng nội bộ không dây Wi-Fi mã HS Code 8517.62.51) có tính năng bảo mật luồng IP hoặc bảo mật kênh

- Thết bị cổng công nghệ thông tin dạng bảo mật (Security gateway) có tính năng mã hóa

- Thiết bị chuyển mạch có tính năng bảo mật, mã hoá (VD thiết bị chuyển mạch L3 của Cisco hoặc Juniper)

- Một số loại SIM đặc biệt VD như SIM M2M (machine to machine) có chức năng mã hóa được nhúng thẳng vào SIM

- Các security appliances (thiết bị xử lý dữ liệu tự động) sử dụng trong lĩnh vực Ngân Hàng

- Các appliance sử dụng trong hệ thống VOIP.......

Thủ tục nhập khẩu thiết bị tường lửa, thiết bị chuyển mạch, thiết bị định tuyến, thẻ thông minh có tính năng mật mã dân sự trong nhóm sản phẩm này bao gồm các bước sau:

(1) Xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự (cho thiết bị tường lửa, thiết bị chuyển mạch, thiết bị định tuyến, thẻ thông minh có tính năng mật mã dân sự)

(2) Xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dâu sự (sau khi đã có giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự)

b. Các sản phẩm phải xin giấy phép kinh doanh mật mã dân sự

(nhưng không phải xin giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự, liệt kê trong Phụ lục 1 của Nghị định 58/2016/NĐ-CP)

- Phần mềm có tính năng mã hoá encryption

- Máy cà thẻ thanh toán (POS) có tính năng mã hoá bảo vệ PIN

- Khoá cửa dùng trong hệ thống nhà thông minh có tính năng mã hoá

- Hệ thống họp online có tính năng mã hoá đầu cuối để bảo mật (VD hệ thống Webex của Cisco)

- Điện thoại di động smartphone có tính năng mã hoá đầu cuối, loại bảo mật chuyên dùng (VD Điện thoại sử dụng cho nguyên thủ quốc gia)

- Máy bộ đàm có tính năng mã hóa đầu cuối (VD một số dòng máy bộ đàm APX, MXP của hãng Motorola)

3. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

a/ Các điều kiện để được cấp giấy phép mật mã dân sự:

Yêu cầu đối đối với nhân sự (cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật):

- Có tối thiểu 03 kỹ sư tốt nghiệp một trong các ngành sau: điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, toán học, an toàn thông tin.

- Cán bộ quản lý điều hành đáp ứng yêu cầu về chuyên môn bảo mật, an toàn thông tin.

Yêu cầu về nhân sự, chứng chỉ đào tạo đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự là thấp hơn yêu cầu đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với quy mô kinh doanh

- Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

- Có phương án kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

b/ Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

(1) Đơn đề nghị cấp phép theo mẫu quy định tại Nghị định 58/2016/NĐ-CP

(2) Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận pháp nhân có giá trị tương đương

(3) Bản sao văn bằng đại học và chứng chỉ liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ kỹ thuật và cán bộ quản lý

(4) Phương án kỹ thuật (mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giải pháp kỹ thuật)

(5) Phương án bảo mật an toàn thông tin mạng trong quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

(6) Phương án kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

(7) Phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm cung cấp ra thị trường.

c/ Cơ quan tiếp nhận và thời hạn thụ lý hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự

- Cơ quan tiếp nhận và thụ lý hồ sơ xin cấp phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự: Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã - Ban Cơ yếu Chính phủ (NACIS)

- Quy trình thẩm định điều kiện và đánh giá hồ sơ thông thường sẽ từ 1 - 1.5 tháng tùy theo việc chuẩn bị các hồ sơ xin cấp phép đã đầy đủ và chi tiết hay chưa.

Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã sẽ cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn hiệu lực 10 năm, phí cấp phép sẽ phụ thuộc vào số loại sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự xin cấp phép. Trong quá trình kinh doanh, nếu doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hạng mục sản phẩm, dịch vụ hoặc thay đổi liên quan đến giấy phép, doanh nghiệp làm bộ hồ sơ bổ sung, sửa đổi giấy phép kinh doanh theo quy định tại Luật An toàn Thông tin mạng số 86/2015/QH13 và Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP)

d. Lưu ý quan trọng khi xin giấy phép mật mã dân sự

(1) Nếu một thiết bị có cả tính năng mật mã dân sự và tính năng an toàn thông tin mạng (theo quy định tại Thông tư 10/2020/TT-BTTTT) thì doanh nghiệp chỉ phải xin một loại giấy phép kinh doanh mật mã dân sự (và giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự). Hai loại giấy phép này không áp dụng đồng thời đối với cùng một sản phẩm.

(2) Có nhiều sản phẩm mật mã dân sự thuộc diện phải xin Giấy phép kinh doanh MMDS tại Phụ lục 1 của Nghị Định số 58/2016/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP) nhưng không thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu do vậy doanh nghiệp có thể vô tình không biết do không gặp vướng mắc khi nhập khẩu. Đối với các sản phẩm này, doanh nghiệp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh đúng theo quy định.

(3) Có nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện phân phối thứ cấp, không trực tiếp nhập khẩu các sản phẩm MMDS thuộc Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị Định số 53/2018/NĐ-CP). Đối với trường hợp này, doanh nghiệp phân phối thứ cấp vẫn phải xin giấy phép kinh doanh MMDS đúng theo quy định.

4. Điều kiện xin giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự

Sau khi đã có được Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ xin Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự bao gồm

- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu

- Bản sao Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự

- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thiết bị mật mã dân sự đối với các sản phẩm có tính năng bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ IPSec hoặc TLS (hiện tại chưa bắt buộc áp dụng)

Giấy phép nhập khẩu thiết bị mật mã dân sự đã từng được cấp với thời hạn hiệu lực 02 năm. Kể từ đầu năm 2019, Ban Cơ Yếu Chính Phủ chỉ cấp giấy phép nhập khẩu với thời hạn hiệu lực 01 năm, điều này được cho là để chuẩn bị cho việc Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, thiết bị mật mã dân sự sắp tới. Sau khi giấy phép nhập khẩu hết hiệu lực, doanh nghiệp nhập khẩu phải xin cấp phép lại với điều kiện là giấy phép kinh doanh vẫn còn hiệu lực.

5. Thủ tục xin giấy phép mật mã dân sự và quy trình thực hiện

Trước đây, việc nộp hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự có thể thực hiện bằng phương thức nộp hồ sơ giấy. Kể từ năm 2021, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã chỉ tiếp nhận hồ sơ qua cổng thông tin một cửa. Hiện tại, các dịch vụ công liên quan đến xin giấy phép mật mã dân sự đang ở mức độ 3 (chưa bao gồm phần thanh toán lệ phí cấp phép bằng hình thức thanh toán trực tuyến).

Thủ tục nộp hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự như sau:

  • Đăng ký tài khoản tại cổng thông tin một cửa của Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
    • https://dichvucong.nacis.gov.vn/
    • Lưu ý: Mỗi doanh nghiệp chỉ được tạo một tài khoản bằng một email cố định, doanh nghiệp không thể thay đổi email đã sử dụng để tạo tài khoản
  • Đăng nhập tài khoản dịch vụ công của doanh nghiệp
  • Ký tươi và đóng dấu các tài liệu của bộ hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự
  • Ký số (bằng chữ ký số) lên bản scan của bộ hồ sơ xin giấy phép mật mã dân sự
  • Upload các hồ sơ đã ký số lên cổng thông tin một cửa của Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã
  • Sau khi hoàn thành các bước, doanh nghiệp sẽ nhận được email từ info@nacis.gov.vn thông báo đã đăng ký hồ sơ thành công kèm theo mã hồ sơ tạm thời
  • Sau khi hồ sơ được thẩm định sơ bộ, nếu hồ sơ đã đúng và đầy đủ, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã sẽ có email thông báo chính thức thụ lý hồ sơ kèm theo mã tiếp nhận chính thức và hẹn ngày trả kết quả.
  • Khi tiếp nhận bản gốc giấy phép mật mã dân sự, doanh nghiệp thanh toán các phí liên quan và nhận biên lại phí điện tử gửi về địa chỉ email đã đăng ký vài ngày sau đó.

6. Thời gian thẩm định cấp giấy phép mật mã dân sự là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 32, Điều 33, Điều 34 của Luật An toàn Thông tin mạng số 86/2015/QH13, thời hạn thẩm định và xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép mật mã dân sự như sau:

Thời hạn thụ lý hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh mật mã dân sự

  • Thời hạn thẩm định và thụ lý hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự (cấp mới lần đầu) theo quy định tại Điều 32 là 30 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được NACIS cấp mã tiếp nhận chính thức
  • Thời hạn thẩm định và thụ lý hồ sơ sửa đổi, bổ sung (bổ sung thêm sản phẩm hoặc dịch vụ) giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự theo quy định tại Điều 33 là 10 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được NACIS cấp mã tiếp nhận chính thức
  • Thời hạn thẩm định và thụ lý hồ sơ cấp lại, gia hạn giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự theo quy định tại Điều 33 là 20 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được NACIS cấp mã tiếp nhận chính thức
  • Trên thực tế, do hồ sơ xin cấp hoặc sửa đổi giấy phép kinh doanh mật mã dân sự khá phức tạp, đặc biệt là Phương án kỹ thuật đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn về mật mã dân sự, công nghệ thông tin để viết, doanh nghiệp cần dự trù thêm thời gian chuẩn bị hồ sơ và sửa đồi hồ sơ trong cho tới khi hồ sơ được Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã chính thức thụ lý

Thời hạn thụ lý hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự

  • Căn cứ theo Điều 34 của Luật an toàn thông tin mạng, thời gian thụ lý và cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự là 10 ngày làm việc (tính từ ngày hồ sơ được thụ lý chính thức và cấp mã số tiếp nhận)

7. Lệ phí cấp giấy phép mật mã dân sự là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông tư 249/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự như sau: 

Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh mật mã dân sự

  • Lệ phí thẩm định cấp mới giấy phép mật mã dân sự (cấp mới lần đầu) là 8.000.000 VNĐ cho nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên, 2.000.000 VNĐ cho mỗi nhóm sản phẩm tiếp theo (tối đa 8 nhóm sản phẩm và 3 nhóm dịch vụ)
  • Lệ phí thẩm định cấp giấy phép mật mã dân sự bổ sung sản phẩm hoặc dịch vụ là 3.000.000 VNĐ cho nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ đầu tiên, 1.000.000 VNĐ cho mỗi nhóm sản phẩm tiếp theo
  • Trên thực tế, mức lệ phí điển hình cấp giấy phép mật mã dân sự lần đầu là 8.000.000 ~ 12.000.000 VNĐ, mức lệ phí điển hình cấp giấy phép bổ sung sản phẩm là 3.000.000 ~ 5.000.000 VNĐ, phụ thuộc vào số lượng sản phẩm cần xin cấp phép
  • Trong giai đoạn 2021, để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch covid, Ban Cơ Yếu CP và Bộ Tài chính có giảm 10% mức lệ phí cấp giấy phép mật mã dân sự, kể từ năm 2022 mức lệ phí cấp phép đã quay trở lại bình thường, như quy định tại Thông tư 249/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính

Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự

  • Lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự là 200.000 VNĐ / giấy phép (không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm liệt kê trên giấy phép

bien-lai-le-phi-cap-giay-phep-mat-ma-dan-su

8. ExtendMax có thể giúp gì cho bạn trong việc xin giấy phép?

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện xin giấy phép kinh doanh và giấy phép xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự cho nhiều doanh nghiệp chúng tôi có thể hỗ trợ bạn:

→ Đánh giá đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, xác định giúp doanh nghiệp các sản phẩm thuộc diện phải xin giấy phép mật mã dân sự hay giấy phép an toàn thông tin mạng, hay không thuộc diện phải xin bất kỳ giấy phép nào

→ Đối với các sản phẩm không thuộc diện phải xin giấy phép, ExtendMax tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp xin văn bản xác nhận sản phẩm không phải xin giấy phép mật mã dân sự để đảm bảo thông quan thuận lợi, nhanh chóng.

→ Đánh giá sơ bộ điều kiện hiện tại của doanh nghiệp so sánh với điều kiện để được cấp phép, tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp khắc phục trong trường hợp doanh nghiệp chưa đáp ứng đủ điều kiện

→ Hỗ trợ doanh nghiệp phân loại sản phẩm mật mã dân sự thành các nhóm:

  • Nhóm sản phẩm phải xin giấy phép kinh doanh, phải chứng nhận hợp quy và giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự
  • Nhóm sản phẩm phải xin giấy phép kinh doanh, giấy phép nhập khẩu mật mã dân sự nhưng không phải chứng nhận hợp quy
  • Nhóm sản phẩm phải xin giấy phép kinh doanh nhưng không phải xin giấy phép nhập khẩu, không phải chứng nhận hợp quy

→ Tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ bao gồm phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh, phương án bảo mật và các tài liệu khác trong thời gian nhanh nhất đúng theo yêu cầu của cơ quan chức năng

→ Đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục thử nghiệm, chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự

→ Tư vấn và hỗ trợ các thủ thục pháp lý khác liên quan đến sản phẩm nhập khẩu như việc xin giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự và giấy phép của các cơ quan chức năng khác (nếu có).

Trong trường hợp doanh nghiệp cần nhập khẩu sản phẩm gấp, hoặc nhận hàng không thanh toán từ công ty mẹ hoặc đối tác nước ngoài, ExtendMax có đủ khả năng và điều kiện cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác.

→ Trong trường hợp doanh nghiệp cần mua các sản phẩm đặc thù không có sẵn trong nước, ExtendMax cung cấp dịch vụ thương mại mua bán sản phẩm mật mã dân sự

→ Bạn còn nhiều điểm thắc mắc về việc các thủ tục trên có áp dụng đối với trường hợp của công ty bạn hay không, xin vui lòng xem bài viết riêng của ExtendMax trả lời hỏi đáp FAQ và hướng dẫn chuyên sâu về giấy phép mật mã dân sự 

9. Thông tin liên hệ để được tư vấn và cung cấp dịch vụ

CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066

Hotline chuyên gia tư vấn mật mã dân sự: 0915 836 555

Email: phuong.tran@extendmax.vn |  consultant@extendmax.vn

Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Phòng thử nghiệm: Biệt thự BT02-21 KĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

 

Nếu bạn thấy bài viết hướng dẫn của chúng tôi là hữu ích và có giá trị áp dụng trong thực tế, xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá ở phần dưới của bài viết, để lại bình luận, và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Đánh giá của bạn sẽ là động lực lớn để chúng tôi viết các hướng dẫn thủ tục chi tiết hơn, có giá trị hướng dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

10. Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự

mau-giay-phep-kinh-doanh-mat-ma-dan-su

giay-phep-nhap-khau-mat-ma-dan-su

Khách hàng đánh giá
5
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội