VNTA tổ chức hội thảo, giới thiệu dự thảo quy chuẩn cho thiết bị đầu cuối thông tin di động để lấy ý kiến doanh nghiệp

Theo dự thảo QCVN 117:2020/BTTTT, điện thoại và thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất mới hoặc nhập khẩu sau ngày quy chuẩn có hiệu lực bắt buộc phải hỗ trợ công nghệ 4G

Thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia, sớm tắt sóng các công nghệ cũ (2G hoặc 3G) và sớm phổ cập điện thoại thông minh smartphone tại Việt Nam, ngày 26/06/2020 Cục Viễn Thông đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các nhà sản xuất (Apple, samsung, VinSmart, OPPO, ZTE…), các doanh nghiệp nhập khẩu, và các nhà mạng (Viettel, Mobiphone…) về dự thảo quy chuẩn QCVN 117:2020/BTTTT về truy nhập vô tuyến đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động trước khi ban hành dự thảo chính thức.

Ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông phát biểu khai mạc

Ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông phát biểu khai mạc

Các điểm mới của QCVN 117:2020/BTTTT so với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành:

1. Hợp nhất các quy chuẩn kỹ thuật truy nhập vô tuyến đang áp dụng riêng rẽ đối với thiết bị đầu cuối 2G – QCVN 12:2015/BTTTT, 3G – QCVN 15:2015/BTTTT, 4G – QCVN 117:2018/BTTTT thành một quy chuẩn áp dụng chung đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động (tương tự như QCVN 86:2019/BTTTT đối với RF EMC).

2. Bổ sung thêm các băng tần đã được quy hoạch cho 4G LTE trong thời gian gần đây, bao gồm các băng FDD LTE B1/B3/B5/B7/B8 và một số băng CA E-UTRA

3. Các sản phẩm thiết bị đầu cuối thông tin di động nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước kể từ sau ngày áp dụng của quy chuẩn này bắt buộc phải được tích hợp công nghệ E-UTRA (4G) và phải có khả năng hoạt động trên toàn bộ hoặc một trong các băng tần mà quy chuẩn quy định

4. Dự kiến quy chuẩn sẽ được ban hành chính thức trong năm 2020 và được áp dụng kể từ 01/07/2021

5. Các sản phẩm điện thoại và thiết bị đầu cuối thông tin di động chưa có tích hợp công nghệ 4G  đã được nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước và đã được cấp giấy chứng nhận hợp quy trước ngày áp dụng quy chuẩn này, sẽ tiếp tục được bán cho đến khi giấy chứng nhận hợp quy hết hiệu lực.

 

Căn cứ theo các yêu cầu kỹ thuật nêu trên, các sản phẩm điện thoại di động (bao gồm cả smartphone và feature phone) và thiết bị đầu cuối thông tin di động khác (VD như thiết bị giám sát hành trình, datalogger, đồng hồ thông minh có sử dụng SIM…) sẽ bắt buộc phải tích hợp công nghệ 4G để được chứng nhận hợp quy kể từ ngày áp dụng quy chuẩn nêu trên.

Tuy nhiên, mặc dù sản phẩm có tích hợp công nghệ 4G, hệ thống cơ sở hạ tầng của các nhà mạng cũng phải tương thích và có cung cấp dịch vụ IMS (IP Multimedia Subsystem) để có thể chuyển đổi các cuộc gọi thoại thông qua VoLTE (Voice over Long-Term Evolution) hoặc VoWifi (Voice over Wi-Fi) để tránh hiện tượng rớt cuộc gọi khi người dùng di chuyển ra khỏi vùng phủ sóng 4G và chuyển sang vùng phủ sóng chỉ có 2G/3G. Công nghệ 4G LTE / LTE-Advance hiện tại chưa được phổ biến nhiều trên các dòng điện thoại “cục gạch”, smartphone giá rẻ, và các thiết bị đầu cuối không sử dụng nhiều về data như thiết bị giám sát hành trình để giảm chi phí sản xuất, chi phí về giấy phép công nghệ (license). Để có thể tiếp tục được nhập khẩu hoặc chứng nhận hợp quy sau ngày áp dụng quy chuẩn mới thì các nhà sản xuất phải có lộ trình R&D phù hợp, tích hợp công nghệ 4G đối với các sản phẩm này.

 

Bạn có biết?

1/ Nokia 2720 Flip là một trong những điên thoại "cục gạch" feature phone tiên phong trong việc tích hợp công nghệ 4G, có thể thực hiện cuộc gọi thông qua VoLTE với chất lượng thoại cao hoặc thậm chí thực hiện cuộc gọi qua VoWifi ngay cả khi không trong vùng phủ sóng di động.

2/ Vietnammobile là một nhà mạng nhỏ nhưng lại là một trong những nhà mạng tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ qua nền tảng 4G tại Việt Nam.

3/ Không phải toàn bộ các nhà mạng lớn tại Việt Nam đều cung cấp dịch vụ IMS.

 

CEO của ExtendMax - Ông Trần Thanh Phương tham dự hội thảo

CEO của ExtendMax - Ông Trần Thanh Phương tham dự hội thảo

 

Giới thiệu nội dung chính của quy chuẩn QCVN 117:2020/BTTTT

Giới thiệu nội dung chính của quy chuẩn QCVN 117:2020/BTTTT
Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Thương mại. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về các quy định pháp luật, thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội