Chứng nhận hợp quy Nồi Cơm Điện (Chứng nhận an toàn điện CR)

Hướng dẫn chứng nhận hợp quy CR cho Nồi Cơm Điện (an toàn điện) theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN với phương thức đánh giá nhà máy hoặc đánh giá lô sản phẩm

EXTENDMAX – Nồi cơm điện là một vật dụng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Do tính phổ biến của nó, việc lựa chọn loại thiết bị nấu an toàn và tiết kiệm điện năng là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn về tính mạng của người dùng cũng như hóa đơn tiền điện mỗi tháng. Theo quy định của nhà nước các loại nồi cơm điện (bao gồm nồi cơm điện cảm ứng từ, nồi cơm điện cao tần, nồi cơm điện áp suất, nồi cơm điện tử, nồi cơm điện-cơ và các nồi cơm điện khác, loại dùng điện 1 pha với điện áp danh định không vượt quá 250V) cần phải được đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước và chứng nhận, hoặc công bố theo quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện, đồng thời cũng phải đáp ứng hiêu cầu về tiết kiệm năng lượng theo các quy định sau đây để nhập khẩu và bán ra thị trường.

(1) Chứng nhận hợp quy An toàn điện theo Quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN, Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN của Bộ Khoa Học và Công nghệ

(2) Thử nghiệm và đáp ứng yêu cầu về hiệu suất năng lượng tối thiểu và Công bố nhãn năng lượng theo quy định của Bộ Công thương.

(3) Đáp ứng yêu cầu về tiếp xúc thực phẩm và công bố hợp quy về tiếp xúc thực phẩm theo QCVN 12-1/-2/-3...:2011/BYT của Bộ Y Tế

Theo quy định tại Nghị Định 74/2018/ND-CP và Quyết Định số 3810/QD-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước cho hàng hoá nhập khẩu.

Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày và hướng dẫn thủ tục chứng nhận hợp quy an toàn điện theo Quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN, Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN của Bộ Khoa Học và Công nghệ. Các hướng dẫn về hiệu suất năng lượng tối thiểu, công bố nhãn năng lượng, công bố tiếp xúc thực phẩm sẽ được trình bày trong các bài viết tiếp theo

1. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định về an toàn điện áp dụng đối với nồi cơm điện.

QCVN 4:2009/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện, điện tử

Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện, điện tử

TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012): Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-15: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng

2. Quy trình, thủ tục, và hồ sơ tài liệu cần thiết để chứng nhận hợp quy Nồi Cơm Điện:

Các nhà sản xuất và công ty nhập khẩu có thể thực hiện chứng nhận sản phẩm nồi cơm điện theo 2 phương thức

2.1 Phương thức chứng nhận 5:

Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức chứng nhận 5 phù hợp với các nhãn hàng lớn, nhập khẩu về Việt Nam hoặc đưa ra thị trường với số lượng lớn hàng năm. Phương thức chứng nhận này có các đặc điểm như sau:

(1) Giấy chứng nhận hợp quy có thời hạn hiệu lực 03 năm

(2) Giấy chứng nhận được cấp cho nhà sản xuất (bao gồm cả nhà sản xuất trong nước và nước ngoài)

(3) Nhiều nhà máy có thể được liệt kê trên cùng một giấy chứng nhận

(4) Nhiều mã hiệu sản phẩm (model / type) có thể được liệt kê trên cùng một giấy chứng nhận

(5) Để được cấp chứng nhận, cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy sản xuất

(6) Cơ quan chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá lại về hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy sản xuất 03 lần trong 03 năm hiệu lực của giấy chứng nhận

(7) Mẫu thử nghiệm sẽ được cán bộ của Cơ quan chứng nhận (auditor) chọn ngẫu nhiên và niêm phong trong quá trình đánh giá nhà máy

(8) Trong trường hợp nhà máy sản xuất không duy trì được giá hệ thống quản lý chất lượng và không đạt trong kỳ đánh giá lại thì cơ quan chứng nhận có thể  dứt hiệu lực của giấy chứng nhận trước thời hạn.

(10) Chi phí chứng nhận phụ thuộc vào số lượng model trong cùng một lần nộp hồ sơ. Chứng nhận càng nhiều, đơn giá càng thấp.

Các tài liệu cần thiết để chứng nhận hợp quy theo phương thức chứng nhận 5 bao gồm:

- Mẫu đơn đề nghị chứng nhận hợp quy

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

- Catalogue hoặc bản thông số kỹ thuật của sản phẩm

- Hợp đồng OEM hoặc ODM nếu sản phẩm là dạng sản xuất OEM hoặc ODM

- Tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy (đây không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng có thể giúp quá trình đánh giá nhà máy được tiến hành nhanh hơn)

Thông thường quá trình đánh giá nhà máy sẽ tiến hành trong thời gian 2 – 4 ngày làm việc. Nếu hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy đạt yêu cầu và thử nghiệm sản phẩm đạt thì Cơ quan chứng nhận

2.1 Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7:

Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá

Phương thức chứng nhận 7 phù hợp với các nhãn hàng nhỏ hoặc được nhập khẩu về Việt Nam không thường xuyên. Phương thức chứng nhận này có các đặc điểm như sau:

(1) Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có hiệu lực đối với một lô hàng nhập khẩu (theo một tờ khai thông quan) hoặc một lô sản xuất.

(2) Giấy chứng nhận được cấp cho nhà sản xuất trong nước hoặc công ty nhập khẩu

(3) Nhiều nhà máy có thể được liệt kê trên cùng một giấy chứng nhận

(4) Nhiều mã hiệu sản phẩm (model / type) có thể được liệt kê trên cùng một giấy chứng nhận

(5) Mẫu thử nghiệm sẽ được cán bộ của Cơ quan chứng nhận (auditor) chọn ngẫu nhiên từ lô hàng và niêm phong (để gửi đi thử nghiệm mẫu niêm phong)

(6) Chi phí chứng nhận phụ thuộc vào số lượng model trong cùng một lần nộp hồ sơ. Chứng nhận càng nhiều, đơn giá càng thấp.

Các tài liệu cần thiết để chứng nhận hợp quy theo phương thức chứng nhận 7 bao gồm:

- Mẫu đơn đề nghị chứng nhận hợp quy

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu

- Catalogue hoặc bản thông số kỹ thuật của sản phẩm

- Hồ sơ thông quan của lô hàng, bao gồm: Tờ khai thông quan, bảng kê hàng hoá, đơn đặt hàng (PO) hoặc hợp đồng thương mại, vận đơn (Waybill), giấy chứng nhận xuất xứ (CO)

3.   Cơ quan chứng nhận hợp quy được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định

Các nhà sản xuất và tổ chức, cá nhân nhập khẩu có thể lựa chọn nộp hồ sơ Chứng nhận hợp quy tại một trong các tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Đối với phương thức chứng nhận 5 (chứng nhận theo phương thức đánh giá nhà máy) thì chỉ có một số lượng nhỏ các tổ chức chứng nhận đủ thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và ban hành giấy chứng nhận 3 năm.

4.   Thủ tục Công bố hợp quy sau chứng nhận

Theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố hợp quy sau khi quá trình chứng nhận hợp quy hoàn tất. Thủ tục công bố hợp quy được thực hiện như sau:

Đối với hàng hoá sản xuất trong nước: Sau khi được cấp giấy chứng nhận hợp quy, nhà sản xuất (trong nước) làm thủ tục công bố hợp quy và nộp hồ sơ tại Chi cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành giấy Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy.

Đối với sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu: Thủ tục Công bố hợp quy được thực hiện thông qua quá trình đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước.

5.   Mẫu giấy Chứng nhận hợp quy Nồi Cơm Điện

5.1 Mẫu giấy Chứng nhận hợp quy Nồi Cơm Điện cấp cho nhà sản xuất nước ngoài theo phương thức 5 (chứng nhận 3 năm)

 

5.1 Mẫu giấy Chứng nhận hợp quy Nồi Cơm Điện cấp cho công ty nhập khẩu theo phương thức 7 (chứng nhận theo lô)

Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội