Thử nghiệm tới hạn là gì? Có thực sự cần thiết?

Tác giảTrần Thanh Phương

Thử nghiệm tới hạn là gì? Đo kiểm ở điều kiện khắc nghiệt có thực sự cần thiết đối với sản phẩm ICT xuất về thị trường Việt Nam?

Hiện tại việc thử nghiệm sản phẩm ICT để chứng nhận hợp quy đang là một vấn đề nóng hổi hơn bao giờ hết do yêu cầu về thử nghiệm ở điều kiện khắc nghiệt đối với thiết bị thu phát sóng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng "ùn tắc" ở các trung tâm đo kiểm gần đây và làm cho chi phí nhập khẩu tăng cao hơn bao giờ hết.

thu-nghiem-dieu-kien-khac-nghiet

Điều kiện tới hạn là gì?

Điều kiện khắc nghiệt hay còn gọi là điều kiện tới hạn là các tình trạng cực đoan nhất mà sản phẩm vẫn có thể hoạt động được bình thường (theo tuyên bố của hãng sản xuất). Đối với thiết bị công nghệ thông tin, điều kiện khắc nghiệt bao gồm các trường hợp sau:

  • Biên nhiệt độ cao nhất và thấp nhất mà sản phẩm có thể hoạt động được.
  • Điện áp và cường độ dòng điện ngoài dự kiến ở mức cao nhất theo thiết kế.

Giả sử một sản phẩm được hãng sản xuất thiết kế để hoạt động trong dải nhiệt độ 0℃ ~ 40℃ thì thử nghiệm tại điểm thấp nhất và điểm cao nhất của dải nhiệt độ chính là thử nghiệm ở điều kiện tới hạn.

 

Các nước nào áp dụng?

Hiện tại các bộ tiêu chuẩn của Châu Âu (CE) và Mỹ (FCC) đều áp dụng thử nghiệm thiết bị thu phát sóng ở các điều kiện cực đoan về môi trường. Điển hình là các quy chuẩn về đặc tính phát xạ. Các nước theo hệ tiêu chuẩn CE hoặc FCC cũng áp dụng tùy theo từng điều kiện.

Hệ tiêu chuẩn QCVN của Bộ TT&TT được phát triển dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn ETSI EN của EU nên cũng thừa hưởng các yêu cầu kỹ thuật về điều kiện thử nghiệm tương tự.

 

Có thực sự cần thiết?

Việc thử nghiệm ở biên nhiệt độ cực đoan thực sự cần thiết đối với các nước hoặc vùng lãnh thổ trải dài và có điều kiện khí hậu môi trường khác nhau. Ví dụ như Mỹ có biên nhiệt độ phổ biến ở dải -30℃ ~ 40℃ hoặc Châu Âu có biên nhiệt độ ở nhiều nơi với mức -20℃ ~ 40℃. Việc đảm bảo thiết bị hoạt động tốt ở các nhiệt độ cực đoan như vậy đảm bảo an toàn cho con người, đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị thông tin liên lạc, GPS hoặc các thiết bị phục vụ tìm kiếm, cứu nạn hoặc an ninh quốc gia.

 

Với Việt Nam thì sao?

Mặc dù điều kiện tới hạn đã được tích hợp trong các quy chuẩn kỹ thuật QCVN ban hành trước đó, từ khoảng năm 2018 Bộ TT&TT đã có ban hành một số văn bản hướng dẫn việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với điều kiện khắc nghiệt có thể căn cứ trên tuyên bố đáp ứng do hãng sản xuất ban hành hoặc căn cứ trên kết quả thử nghiệm theo ETSI EN. Việc này được kéo dài đến tận tháng 7/2023.

Kể từ ngày 01/01/2024, ngày Thông tư số 10/2023/TT-BTTTT chấm dứt tạm ngừng yêu cầu điều kiện tới hạn đối với phần lớn các quy chuẩn, các công ty nhập khẩu và hãng sản xuất phải đo kiểm đầy đủ các chỉ tiêu trong bộ quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, bao gồm cả thử nghiệm ở điều kiện tới hạn.

 

Các vấn đề vướng mắc

Trước đây, các sản phẩm chỉ phải thử nghiệm ở nhiệt độ môi trường tiêu chuẩn 20℃ ~ 25℃, do vậy việc thử nghiệm khá thuận lợi. Kể từ cuối năm 2023 tới này, việc thử nghiệm liên tục không thuận lợi bởi các lý do sau:

  • Thử nghiệm tới hạn đòi hỏi phải có loại sản phẩm mẫu đặc biệt là "mẫu đo dẫn" hay còn gọi là conducted sample. Loại mẫu này chỉ hãng sản xuất mới có, hoặc phải chế lại từ mẫu thông thường bởi chuyên gia.
  • Các phòng thử nghiệm ở Việt Nam với năng lực còn hạn chế, điển hình như buồng nhiệt độ có kích thước nhỏ, hoặc chỉ thử nghiệm được ở mức nhiệt độ thấp nhất là -20℃.
  • Việc thử nghiệm ở điều kiện cực đoan làm cho thời lượng các bài thử tăng gấp 3 lần bình thường so với trước đây, thời gian kéo dài và chi phí tăng cao tương ứng.
  • Số lượng phòng thử nghiệm vô tuyến còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu tăng cao đột ngột trong một giai đoạn ngắn dẫn tới việc ùn tắc trong thử nghiệm kéo dài.
  • Việc cung cấp mẫu thử loại đo dẫn là bất khả thi trong trường hợp cá nhân nhập khẩu sản phẩm đơn chiếc, hoặc công ty nhập khẩu để tự sử dụng. Việc chuyển đổi mẫu thường sang loại conducted sample gây hư hỏng sản phẩm hoặc không thể chuyển đổi được do không tiếp cận được hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Đối với một số loại sản phẩm ví dụ như sạc không dây, thiết bị nhận dạng RFID tần số thấp 134.2kHz hoặc NFC, việc chuyển đổi mẫu đo dẫn là bất khả thi do board mạch của sản phẩm không hỗ trợ cổng dẫn sóng.
  • Chi phí thử nghiệm tăng cao khiến cho một số trường hợp nhập khẩu đơn chiếc như mua hàng qua thương mại điện tử xuyên biên giới hoặc nhập hàng phục vụ dự án với số lượng nhỏ gặp khó khăn. Đôi khi phí thử nghiêm cao hơn nhiều so với giá trị sản phẩm. Ví dụ điển hình là phí thử nghiệm điện thoại 5G lên tới 3 tỷ đồng (báo giá của Phòng thử nghiệm tại thời điểm soạn bài viết), thử nghiệm TiVi lên tới trên 120 triệu đồng cho mỗi model.

 

Giải pháp hài hòa

Đối với Việt Nam, do điều kiện khí hậu ôn hòa với dải nhiệt độ môi trường phổ biến trung bình chỉ ở mức 10℃ ~ 40℃, một giải pháp hài hòa cho yêu cầu thử nghiệm ở điều kiện khắc nghiệt là thực sự cần thiết. Chúng tôi được biết Bộ TT&TT sắp tổ chức một cuộc họp với một danh sách giới hạn các hãng sản xuất để trao đổi góp ý về dự thảo Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT. Dự kiến việc thử nghiệm ở điều kiện khắc nghiệt sẽ là một chủ đề quan trọng trong cuộc họp.

 

Thông tin liên hệ để được tư vấn

CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066

Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn

Hotline chuyên gia tư vấn giấy phép Mật mã dân sự: 0915 836 555

Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Phòng thử nghiệm: Biệt thự BT02-21 KĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

 

Nếu bạn thấy bài viết hướng dẫn của chúng tôi là hữu ích và có giá trị áp dụng trong thực tế, xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá ở phần dưới của bài viết, để lại bình luận, và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Đánh giá của bạn sẽ là động lực lớn để chúng tôi viết các hướng dẫn thủ tục chi tiết hơn, có giá trị hướng dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội