Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn nhập khẩu để bán cho thị trường Việt Nam phải Đăng ký kiểm tra chất lượng, Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) và dán nhãn hợp quy trước khi bán ra thị trường. Sản phẩm sản xuất trong nước phải thực hiện các thủ tục Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy, và dán nhãn hợp quy.
1. Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn là gì? Phân loại thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (Short Range Device) có thể được phân loại theo nhiều cách như kiểu điều chế, ứng dụng... thông thường sẽ có phạm vi thu phát sóng hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta không phân biệt thiết bị vô tuyến cự ly ngắn theo "khoảng cách thu phát sóng" mà cần căn cứ theo quy định, cách phân loại của Bộ TT&TT
Theo Phụ lục 1 của Thông tư 08/2021/TT-BTTTT, thiết bị vô tuyến cự ly ngắn bao gồm các nhóm thiết bị như sau:
→ Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn dùng cho mục đích chung
→ Điện thoại không dây (bao gồm điện thoại DECT và công nghệ không dây khác)
→ Hệ thống liên lạc dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MICS) và Hệ thống đo lường dành cho thiết bị y tế cấy ghép (MITS)
→ Thiết bị nhận dạng vô tuyến điện (RFID) (VD: thiết bị kiểm kho, đầu đọc thẻ RFID)
→ Thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện (VD: thiết bị chống trộm trên ô tô)
→ Thiết bị âm thanh không dây (VD: micro không dây, bộ phát không dây cho sự kiện, sân khấu)
→ Thiết bị điều khiển từ xa vô tuyến điện (VD: bộ điều khiển cửa cuốn, chìa khóa ô tô)
→ Thiết bị mạng nội bộ không dây (WLAN/RLAN) (VD: các thiết bị WiFi)
→ Thiết bị đo từ xa vô tuyến điện (VD: bộ cảm biến áp suất lốp ô tô)
→ Thiết bị truyền hình ảnh không dây (VD: thiết bị truyền hình ảnh từ camera dùng trong sự kiện)
→ Thiết bị vô tuyến điện băng siêu rộng (UWB) (VD Apple Air tag)
→ Thiết bị vô tuyến điện cự ly ngắn ứng dụng trong giao thông (VD: radar ô tô, radar đo tốc độ)
→ Thiết bị vòng từ (các thiết bị vô tuyến cự ly ngắn sử dụng công nghệ vòng từ)
→ Thiết bị sạc không dây (các sạc không dây hoặc thiết bị có tính năng sạc không dây)
2. Các văn bản pháp quy, quy định áp dụng đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Quy trình và các tài liệu cần thiết để Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy áp dụng đối với các thiết bị thu phát vô tuyến cự ly ngăn được quy định tại các văn bản sau do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành:
Thông tư 04/2023/TT-BTTTT : Quy định danh mục sản phẩm hàng hóa phải chứng nhận hợp quy và/hoặc công bố hợp quy (danh mục hàng hóa nhóm 2)
Thông tư 08/2021/TT-BTTTT : Quy định danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số.
Thông tư 30/2011/TT-BTTTT : Quy định về Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy các sản phẩm Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia : Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được áp dụng sẽ căn cứ theo loại thiết bị, tần số phát sóng và công suất phát.
Lưu ý quan trọng:
Bộ Thông tin và Truyền thông thay đổi danh mục hàng hóa nhóm 2 theo từng thời kỳ. Bạn có thể tìm kiếm quy định mới nhất trên website của chúng tôi
Tần số hoạt động và công suất phát của thiết bị vô tuyến cự ly ngắn phải phù hợp với các quy định về danh mục thiết bị vô tuyến được miễn giấy phép tần số
Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn được liệt kê tại mục 2 của phụ lục 1 của Thông tư 04/2023/TT-BTTTT thuộc diện bắt buộc phải Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy (ngoại trừ trường hợp công suất phát nhỏ hơn 60mW áp dụng đối với các thiết bị WiFi, Bluetooth, Zigbee liệt kê tại tiểu mục 2.3 và 2.4), dán nhãn hợp quy ICT (loại có mã số quản lý - CODE) trước khi lưu hành ra thị trường
Thiết bị vô tuyến cự ly ngắn được liệt kê tại mục 4 của phụ lục 2 của Thông tư 04/2023/TT-BTTTT thuộc diện bắt buộc phải Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, Công bố hợp quy, dán nhãn hợp quy ICT (loại không có mã số quản lý - CODE) trước khi lưu hành ra thị trường
3. Quy trình và thủ tục nhập khẩu, chứng nhận và công bố hợp quy thiết bị vô tuyến cự ly ngắn:
3.1 Thủ tục áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu:
(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông
(2) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(3) Chứng nhận hợp quy cho điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối
(4) Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) cho lô hàng nhập khẩu
(5) Dán tem hợp quy lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường
3.2 Thủ tục áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước:
(1) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(2) Chứng nhận hợp quy cho điện thoại hoặc thiết bị đầu cuối
(3) Công bố hợp quy cho sản phẩm tại Cục Viễn Thông
(4) Dán tem hợp quy lên sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường
4. Thử nghiệm, đo kiểm theo các quy chuẩn áp dụng đối với thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Doanh nghiệp tiến hành đo kiểm, thử nghiệm thiết bị tại các Phòng thử nghiệm trong nước được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Viễn Thông thừa nhận kết quả đo kiểm, thử nghiệm. Thông thường, quá trinh thử nghiệm điện thoại sẽ kéo dài 2 - 3 tuần đối với điện thoại DECT.
5. Chuẩn bị bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy cho thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy cho sản phẩm bao gồm:
- Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của tổ chức chứng nhận
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
- Hình ảnh thực tế của sản phẩm.
- Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị
- Giấy chứng nhận ISO 9001 của nhà máy sản xuất hoặc bộ hồ sơ nhập khẩu (theo phương thức chứng nhận áp dụng)
- Một số biểu mẫu khác do ExtendMax chuẩn bị
6. Nộp bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận hợp quy
Hiện tại, tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ TT&TT chỉ định là Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông (trực thuộc Cục Viễn thông), doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ chứng nhận hợp quy tại một trong các địa chỉ sau đây:
→ Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Hà Nội
→ Chi nhánh Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại Đà Nẵng
→ Chi nhánh Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông tại TP. HCM
Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông sẽ xem xét, đánh giá bộ hồ sơ Chứng nhận của Doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận hợp quy nếu bộ hồ sơ đầy đủ và phù hợp với các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn Thông
Quá trình xử lý, đánh giá, cấp Giấy Chứng nhận hợp quy thông thường mất 2 tuần.
7. Công bố hợp quy, tự đánh giá sự phù hợp cho thiết bị vô tuyến cự ly ngắn
Căn cứ trên Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, Doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông - Bộ Thông tin và Truyền thông.
a. Thủ tục Công bố hợp quy đối với sản phẩm nhập khẩu:
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ Công bố hợp quy (tự đánh giá sự phù hợp) cho lô hàng nhập, bao gồm:
(1) Biểu mẫu đánh giá sự phù hợp theo Nghị Định 74/2018/NĐ-CP
(2) Bản sao giấy đăng ký kiểm tra chất lượng của lô hàng
(3) Mẫu dấu ICT đối với doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu hoặc có sự thay đổi về mẫu dấu
(4) Tài liệu thông số kỹ thuật của sản phẩm (datasheet, specifications)
(5) Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm (đối với sản phẩm có chức năng thu phát sóng)
Đối với sản phẩm nhập khẩu, thủ tục công bố hợp quy được hoàn tất ngay sau khi Cục Viễn thông tiếp nhận bộ hồ sơ liệt kê như trên.
b. Thủ tục Công bố hợp quy đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ Công bố hợp quy cho sản phẩm theo quy định, bao gồm:
(1) Biểu mẫu Công bố hợp quy theo Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT
(2) Biểu mẫu đánh giá sự phù hợp theo Nghị Định 74/2018/NĐ-CP
(3) Mẫu dấu ICT đối với doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu hoặc có sự thay đổi về mẫu dấu
(4) Tài liệu thông số kỹ thuật của sản phẩm (datasheet, specifications)
(5) Giấy chứng nhận hợp quy của sản phẩm (đối với sản phẩm có chức năng thu phát sóng)
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước Cục Viễn thông tiếp nhận bộ hồ sơ, xử lý hồ sơ và ban hành bản "Thông báo tiếp nhận bản Công bố hợp quy" với thời hạn hiệu lực 3 năm cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Công bố hợp quy lần đầu sẽ cần làm thủ tục xin cấp mã CODE ICT và đăng ký mẫu dấu hợp quy ICT (tem hợp quy ICT) với Cục Viễn Thông
Các bước trên là toàn bộ các thủ tục cần thiết để doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm một cách tuân thủ toàn diện các quy định của pháp luật và văn bản dưới luật về thiết bị vô tuyến, viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục nhập khẩu thiết bị vô tuyến cự ly ngắn:
Q: Để nhập khẩu và kinh doanh thiết bị vô tuyến cự ly ngắn (thiết bị nhận dạng RFID, thiết bị cảnh báo, thiết bị điều khiển từ xa, sạc không dây, điện thoại không dây, thiết bị cấy ghép y tế…., doanh nghiệp chúng tôi cần thực hiện các thủ tục gì? ở cơ quan chức năng nào?
A: Căn cứ theo các quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông, thiết bị vô tuyến cự ly ngắn nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, được Chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy tại các Trung tâm kiểm định và Chứng nhận – Cục Viễn thông.
Q Doanh nghiệp chúng tôi có kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước ngoài cho thiết bị, các kết quả thử nghiệm này có được Cục Viễn thông chấp nhận hay không?
A Kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước ngoài được Cục Viễn thông chấp nhận khi phòng thử nghiệm đó được thừa nhận bởi Bộ thông tin và truyền thông căn cứ theo thỏa thuận MRA và kết quả thử nghiệm phải phù hợp với phạm vi được thừa nhận.
Q: Doanh nghiệp chúng tôi có thể thử nghiệm thiết bị tại phòng thử nghiệm nào?
A: Mỗi phòng thử nghiệm được Bộ thông tin và Truyền thông chỉ định phạm vi thử nghiệm khác nhau. Hiện tại có nhiều phòng thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm các thiết bị thu phát vô tuyến cự ly ngắn, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn phòng thử nghiệm đáp ứng nhu cầu.
Q: Chúng tôi có cần gửi thiết bị mẫu để thử nghiệm?
A: Doanh nghiệp cần gửi 01 thiết bị mẫu để thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm trong nước.