EXTENDMAX – Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT (hoặc thông tư sẽ thay thế cho Thông tư số 02/2022/TT-BTTTT trong tương lai), các thiết bị thu phát sóng vô tuyến chuyên dùng cho ngành hàng hải, bao gồm cả thiết bị trên tàu và thiết bị trên bờ ở trạm ven biển, thuộc danh mục phải công bố hợp quy. Ngoài ra, một số thiết bị chuyên dùng trong ngành hàng hải lắp trên tàu biển cũng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, phải chứng nhận hợp quy theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải (chứng nhận hợp quy sau thông quan). Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ hướng dẫn cho các yêu cầu được quy định bởi Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn Thông. Theo đó, thủ tục nhập khẩu thiết bị hàng hải thu phát sóng bao gồm các khâu đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Cục Viễn thông, thử nghiệm sản phẩm, công bố hợp quy và dán tem hợp quy ICT lên sản phẩm trước khi bán hàng ra thị trường.
Các thiết bị hàng hải điển hình thuộc danh mục hàng hoá nhóm 2, phải Chứng nhận hợp quy (CNHQ) và Công bố hợp quy (CBHQ) tại Cục Viễn Thông, Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:
- Radar hàng hải (CNHQ và CBHQ)
- Máy điện đàm, bộ đàm MF / HF / VHF / UHF telephone loại cầm tay hoặc lắp cố định trên tàu (CNHQ)
- Thiết bị vô tuyến dẫn đường Navigator (CBHQ)
- Thiết bị VSAT sử dụng trên tàu và trạm ven biển (CBHQ)
- Máy trực canh gọi chọn số DSC MH / HF / VHF DSC (CBHQ)
- Điện thoại VHF lắp đặt cố định trên tàu cứu nan (CBHQ)
- Thiết bị VHF thuộc hệ thống GMDSS lắp đặt ở trạm ven biển (CBHQ)
- Thiết bị Inmarsat C / Inmarsat F77 (SDoC is required)
- Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp EPIRB (CBHQ)
- Thiết bị trong hệ thống nhận dạng tự động AIS (CBHQ)
- Bộ phát đáp rada tìm kiếm cứu nạn SART (CBHQ)
- Các thiết bị vô tuyến hàng hải khác (CBHQ)
Để nhập khẩu thiết bị thu phát sóng chuyên dùng trong ngành hàng hải, công ty nhập khẩu cần thực hiện lần lượt các thủ tục:
(1) Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Cục Viễn Thông
(2) Thử nghiệm sản phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
(3) Chứng nhận hợp quy
(4) Công bố hợp quy
Đối với phần lớn thiết bị, người sử dụng cuối cùng (chủ tàu) còn phải xin giấy phép tần số tại Cục Tần Số - Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với các thiết bị thu phát sóng vô tuyến trong ngành hàng hải
Các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng loại thiết bị được căn cứ theo Thông tư số 04/2018/TT-BTTTT và các Thông tư ban hành riêng cho từng quy chuẩn kỹ thuật trong trường hợp có sự nâng cấp các phiên bản quy chuẩn theo từng thời kỳ.
2. Thử nghiệm, đo kiểm thiết bị theo các quy chuẩn do Bộ TT & TT ban hành được áp dụng
Doanh nghiệp tiến hành đo kiểm, thử nghiệm thiết bị tại các Phòng thử nghiệm trong nước được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Viễn Thông thừa nhận kết quả đo kiểm, thử nghiệm. Thông thường, quá trinh thử nghiệm sẽ kéo dài 2 tuần.
Đối với thiết bị hàng hải, Bộ Thông tin và Truyền thông tạm thời chấp nhận kết quả thử nghiệm theo quy chuẩn châu Âu tương đương với một số quy chuẩn Việt Nam do phòng thử nghiệm nước ngoài có chứng chỉ ISO 17025 hoặc chính nhà sản xuất ban hành
3. Chuẩn bị bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy
Bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy bao gồm:
- Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của Cục Viễn thông
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cho lần nộp hồ sơ đầu tiên).
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
- Hình ảnh thực tế của sản phẩm.
- Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị được Cục Viễn Thông chấp nhận
4. Nộp bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy tại Trung tâm kiểm định và Chứng nhận – Cục Viễn Thông
Căn cứ theo địa điểm đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới một trong các Trung tâm kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 tại Hà Nội – Các Doanh nghiệp Miền Bắc
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2 tại TP. HCM – Các Doanh nghiệp Miền Nam
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 tại Đà Nẵng – Các Doanh nghiệp Miền Trung
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận sẽ xem xét, đánh giá bộ hồ sơ Chứng nhận của Doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận hợp quy nếu bộ hồ sơ đầy đủ và phù hợp với các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn Thông
Quá trình xử lý, đánh giá, cấp Giấy Chứng nhận hợp quy thông thường kéo dài 07 ngày.
5. Công bố hợp quy cho thiết bị vô tuyến chuyên dùng trong ngành hàng hải
Đối với sản phẩm nhập khẩu: Doanh nghiệp lập hồ sơ đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Nghị Định 74/2018/NĐ-CP và Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT, nộp lên Cục Viễn Thông
Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: Doanh nghiệp nộp hồ sơ Công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 15/2018/TT-BTTTT. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Viễn Thông sẽ ban hành “Thông báo tiếp nhận bản Công bố hợp quy” trong thời hạn 05 ngày làm việc.