Hướng dẫn thủ tục công bố dán nhãn năng lượng cho màn hình máy tính cá nhân PC

Hướng dẫn chi tiết thủ tục công bố nhãn năng lượng cho màn hình máy tính cá nhân để bàn PC Monitor 

EXTENDMAX Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 04/2017/QD-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện quy định màn hình máy tính (còn gọi là computer monitor, sử dụng cho máy tính cá nhân để bàn desktop PC) thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và làm thủ tục công bố dán nhãn năng lượng tới cơ quan quản lý nhà nước về hiệu suất năng lượng của Bộ Công Thương nếu muốn. Sau đó doanh nghiệp tự in nhãn năng lượng (nhãn tiết kiệm năng lượng lên sản phẩm trước khi bán ra thị trường). Vậy loại màn hình máy tính nào phải kiểm tra hiệu suất năng lượng? Thu tục công bố dán nhãn năng lượng màn hình máy tính ra sao? Thực hiện công bố dán nhãn năng lượng màn hình máy tính ở đâu? Công bố dán nhãn năng lượng có mất phí không? Chúng ta cùng tìm hiểu các thắc mắc và giải đáp các câu hỏi liên quan đến dán nhãn năng lượng màn hình máy tính qua bài viết dưới đây của ExtendMax.

1. Các quy định về hiệu suất năng lượng áp dụng đối với màn hình máy tính

Quyết định số 04/2017/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện,thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương (bao gồm văn bản sửa đổi và hợp nhất thành Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 24/03/2020) quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị do Bộ Công thương quản lý.

→ TCVN 9508:2012 - Màn hình máy tính - Hiệu suất năng lượng (đang áp dụng)

2. Màn hình máy tính nào bắt buộc phải kiểm tra hiêu suất năng lượng?

Điều 1 của TCVN 9508:2012 quy định phạm vi áp dụng

"Tiêu chuẩn này áp dụng cho các màn hình máy tính (dưới đây gọi là màn hình) gồm một màn hình hiển thị và các mạch điện tử liên kết, thường được lắp đặt trong một vỏ bọc duy nhất, có khả năng hiển thị thông tin bằng hình ảnh từ một máy tính thông qua một hoặc nhiều đầu vào, ví dụ như VGA và DVI.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại màn hình sau:

- Màn hình hiệu suất cao;

- Màn hình chuyên dụng;

- Một số màn hình có chức năng đặc biệt khác.

Tiêu chuẩn này quy định giá trị hiệu suất năng lượng tối thiểu và phương pháp xác định công suất tiêu thụ của màn hình máy tính.

CHÚ THÍCH: Cách xác định các loại màn hình không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này như sau:

Các màn hình hiệu suất cao: Màn hình hiển thị điện tử sử dụng công nghệ chuyển mạch (IPS) hoặc công nghệ mặt cắt đứng (VA) và đạt được.

· Độ phân giải thực lớn hơn hoặc bằng 2.3 (1920 x 1200) MP; và

· Góc nhìn rộng hơn hoặc bằng 178o (tỉ lệ tương phản tối thiểu 1:10); và

· Độ rộng của dải màu lớn hơn hoặc bằng 72% NTSC; và

· Kích thước đường chéo lớn hơn hoặc bằng 61 cm (24 inch).

Các màn hình chuyên dụng: được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên môn, thương mại, kỹ nghệ, y tế, đồ họa, v.v… và không được bán ra cộng đồng. Ví dụ như:

· Các sản phẩm được định nghĩa là các sản phẩm chuyên nghiệp trong phạm vi EN 55103.

· Các sản phẩm y tế được quy định trong bộ tiêu chuẩn TCVN 7303 (IEC 60601).

· Các sản phẩm tuân theo Tiêu chuẩn về ảnh số và giao tiếp trong Y tế (DICOM) (đối với các màn hình điện tử cho ngành y). Các sản phẩm được sử dụng trong những ứng dụng chẩn đoán trong y tế không có trạng thái năng lượng phù hợp với định nghĩa Chế độ Nghỉ chủ động (Ngủ), (VD các thông số kỹ thuật của FDA đối với các thiết bị y tế đòi hỏi duy trì độ sáng trong suốt thời gian sử dụng thiết bị hiển thị điện tử, bên cạnh các yêu cầu khác vốn không cho phép các thiết bị hiển thị điện tử như vậy thực hiện các chức năng kiểm soát điện năng.

· Các sản phẩm có thể hiển thị nội dung thông qua các đường tín hiệu giao diện số nối tiếp (SDI) bao gồm các thiết bị hiển thị điện tử trong ngành y tế, được sản xuất để chẩn đoán, điều trị hoặc giám sát tình trạng bệnh nhân.

Các màn hình có chức năng đặc biệt khác: Các sản phẩm có chức năng hiển thị điện tử video và chức năng khác bao gồm một hoặc nhiều hơn các chức năng dưới đây:

· Chức năng mạng tích hợp hoặc có sẵn, mạch không thể phân tách về vật lý hoặc tách riêng khỏi thiết bị hiển thị điện tử. Ví dụ về chức năng này bao gồm nhưng không giới hạn ở khả năng hội thoại thấy hình, khả năng VoIP và PCoIP. Việc bổ sung chỉ một máy quay, micro và/hoặc loa không được coi là một chức năng kết nối mạng.

· Các PC tích hợp 3D, máy tính bảng, sách điện tử, điện thoại thông minh, và thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân."

Vậy loại màn hình máy tính nào phải dán nhãn năng lượng?

Căn cứ theo các phân tích kể trên ta có thể kết luận các loại màn hình máy tính thông thường, ở dạng lắp rời sử dụng cho máy tính để bàn sẽ thuộc phạm vi áp dụng hiệu suất năng lượng bắt buộc. Các loại màn hình không thuộc diện phải áp dụng hiệu suất năng lượng bao gồm:

  • Màn hình hiệu suất cao: Đây là loại màn hình chuyên dụng để chơi game, hoặc phục vụ các công việc như render đồ họa, dựng video có thông số kỹ thuật cao, khá đắt tiền so với màn hình thông thường và thường có kích thước lớn từ 24in trở lên. Màn hình Dell UltraSharp là một ví dụ điển hình cho loại màn hình này.
  • Màn hình chuyên dụng: Là loại màn hình được sản xuất nhằm phục vụ mục đích đặc thù, không sử dụng cho các loại máy tính để bàn. Màn hình phát quảng cáo trong thang máy hoặc trong siêu thị, màn hình sử dụng trên tàu điện trên cao, màn hình sử dụng trong y tế, màn hình dạng treo sử dụng trong các nhà máy để theo dõi dây chuyền sản xuất là các ví dụ điển hình cho màn hình chuyên dụng.
  • Màn hình có chức năng đặc biệt: Là các loại màn hình có tích hợp chức năng mạng, hoặc có bộ vi xử lý riêng có thể hoạt động như một máy tính thu nhỏ. Màn hình sử dụng trong phòng họp lớn (display) hoặc màn hình sử dụng cho việc giảng dạy, hoặc màn hình quảng cáo dạng kiosk trong các trung tâm thương mại là ví dụ điển hình cho màn hình có chức năng đặc biệt

3.   Hồ sơ cần thiết để công bố dán nhãn năng lượng cho màn hình máy tính

→ Mẫu Giấy công bố dán nhãn năng lượng

→ Kết quả kiểm tra hiệu suất năng lượng

→ Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (nhãn so sánh hoặc nhãn xác nhận)

4.   Mẫu nhãn tiết kiệm năng lượng sử dụng cho màn hình máy tính

Nhãn tiết kiệm năng lượng bao gồm 2 loại là "nhãn so sánh" và "nhãn xác nhận" áp dụng đối với từng loại sản phẩm khác nhau.

màn hình máy tính sử dụng nhãn tiết kiệm năng lượng xác nhận:

→ Nhãn năng lượng xác nhận có hình tam giác, nền xanh lá.

→ Nhãn năng lượng xác nhận chỉ có ý nghĩa xác nhận sản phẩm đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

→ Nhãn năng lượng xác nhận không cung cấp cụ thể mức hiệu suất đạt được cụ thể là bao nhiêu

→ Nhãn năng lượng xác nhận không dùng được để so sánh mức tiết kiệm năng lượng của sản phẩm này so với sản phẩm khác

→ Nhãn năng lượng xác nhận thường được sử dụng cho các sản phẩm được cho là có mức tiêu thụ năng lượng nhỏ hơn, nhưng có thời gian sử dụng dài

Nhãn năng lượng xác nhận dùng cho máy tính xách tay
Nhãn năng lượng xác nhận dùng cho màn hình máy tính

5.   Cơ quan thụ lý hồ sơ công bố dán nhãn năng lượng cho màn hình máy tính

Hồ sơ công bố nhãn năng lượng cho màn hình máy tính có thể được nộp tới Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững. Sau khi xem xét đánh giá hồ sơ Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững sẽ trình lên Bộ Công thương để ban hành văn bản thông báo tiếp nhận công bố nhãn năng lượng. Thông thường quá trình thụ lý hồ sơ và để ban hành văn bản thông báo tiếp nhận công bố nhãn năng lượng sẽ kéo dài 3-5 ngày làm việc.

6.   Công bố dán nhãn năng lượng cho màn hình máy tính có mất phí không?

Hiện tại các cơ quan nhà nước chưa có quy định thu phí trong việc tiếp nhận công bố nhãn năng lượng. Doanh nghiệp chỉ mất chi phí thử nghiệm, kiểm tra hiệu suất năng lượng của sản phẩm để phục vụ việc công bố dán nhãn năng lượng. Sau đó doanh nghiệp tự in nhãn năng lượng để dán lên sản phẩm trước khi bán ra thị trường cho khách hàng hoặc người tiêu dùng.

7. ExtendMax giúp gì cho bạn trong việc kiểm tra hiệu suất năng lượng và công bố dán nhãn năng lượng

Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn chứng nhận và xin cấp phép, kiểm tra hiệu suất năng lượng, công bố dán nhãn năng lượng cho các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng, sản phẩm gia dụng, ExtendMax có các lợi thế đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ thử nghiệm và công bố nhãn năng lượng bao gồm:

→ ExtendMax đánh giá và phân nhóm sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định một cách chính xác và đầy các loại giấy phép cần thiết áp dụng đối với sản phẩm khi nhập khẩu. Qua đó, giúp doanh nghiệp dự trù thời gian đáp ứng được yêu cầu, quản lý được ngân sách và ngăn ngừa các biến cố không mong muốn.

→ ExtendMax đánh giá thông số và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, xác định sản phẩm có thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng hay phải dán nhãn năng lượng hay không, qua đó tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

→ Trong trường hợp sản phẩm không thuộc diện phải kiểm tra hiệu suất năng lượng, chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp xin văn bản xác nhận của Bộ Công thương để phục vụ thông quan và bán sản phẩm thuận lợi ra thị trường

→ ExtendMax là đơn vị chuyên nghiệp trong việc thử nghiệm, chứng nhận hợp quy, công bố nhãn năng lượng.  Chúng tôi nắm vững các yêu cầu về số lượng mẫu thử nghiệm và yêu cầu đối với mẫu thử nghiệm, tối ưu hóa được các tài nguyên mà khách hàng cung cấp, qua đó giảm chi phí cho khâu thử nghiệm công bố nhãn năng lượng và chứng nhận hợp quy nhưng vẫn hoàn thành trong thời gian nhanh chóng.

→ ExtendMax hiện đang cung cấp dịch vụ cho rất nhiều hãng sản xuất lớn như Lenovo, Dell, Fujitsu... do vậy chúng tôi có thể phối hợp cùng với các hãng sản xuất để cung cấp các tài nguyên cho khách hàng, qua đó tối ưu hóa được thời gian và chi phí chứng nhận có liên quan

→ ExtendMax cung cấp giải pháp nhập khẩu tốt nhất và phù hợp với quy định pháp luật cho các lô hàng có số lượng nhỏ, hoặc các lô hàng làm mẫu sample.

8. Thông tin liên hệ để được tư vấn về kiểm tra hiệu suất, công bố dán nhãn năng lượng

CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

Hotline: 0915 836 555 | Hanoi: 024 6666 3066

Email: consultant@extendmax.vn | phuong.tran@extendmax.vn

Hotline chuyên gia tư vấn giấy phép Mật mã dân sự: 0915 836 555

Trụ sở chính: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Phòng thử nghiệm: Biệt thự BT02-21 KĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

Nếu bạn thấy bài viết hướng dẫn của chúng tôi là hữu ích và có giá trị áp dụng trong thực tế, xin vui lòng ủng hộ chúng tôi bằng cách đánh giá ở phần dưới của bài viết, để lại bình luận, và chia sẻ bài viết tới những người bạn hoặc những người làm việc cùng ngành nhập khẩu, logistics. Đánh giá của bạn sẽ là động lực lớn để chúng tôi viết các hướng dẫn thủ tục chi tiết hơn, có giá trị hướng dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu

↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓

9.   Mẫu giấy tiếp nhận công bố năng lượng cho màn hình máy tính cá nhân để bàn desktop PC

 

Trần Thanh Phương
Tôi là Trần Thanh Phương, một luật gia chuyên về Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật Hải quan, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Thương mại. Tôi là một nhà tư vấn được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tín nhiệm trong lĩnh vực tư vấn về các quy định pháp luật, thủ tục nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin vào Việt Nam.
Khách hàng đánh giá
5.0
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Đánh giá và nhận xét

Gửi nhận xét của bạn

      Bình luận
      Gửi bình luận
      Bình luận
        Tin tức mới
        Liên hệ ngay

        CÔNG TY TNHH EXTENDMAX VIỆT NAM

        MSDN: 0106943741

        Email: consultant@extendmax.vn

        Hotline: 0915 836 555 | Hà Nội: 024 6666 3066

        Hotline tư vấn Mật mã Dân sự: 0915 836 555

        DKKD:P903, tầng 9, tháp A, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội, Việt Nam

        Head Office: Biệt thự ExtendMax, C01-L18 An Vượng, KĐT Dương Nội, P. Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam

        Test laboratory: Biệt thự BT02-21, Khu ĐT An Hưng, Tố Hữu, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội